Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Bài thuốc điều trị chữa bệnh từ trái cam

Nếu muốn những mụn trứng cá ở mặt biến mất, bạn hãy lấy hạt cam rang khô, nghiền thành bột.

Mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ, lấy một ít bột pha với nước sôi rồi bôi vào chỗ bị mụn. Thuốc có công năng thanh nhiệt, hộ da. 

Bài thuocs điều trị, chữa bệnh từ trái cam
trái cam tươi
Sau đây là một số bài thuốc khác từ cam:
- Chữa tắc sữa, sưng đau đầu vú: Nước cam nửa cốc, rượu 25 g hòa với nhau để uống, ngày 1-2 lần. Thuốc này có công năng thông sữa và tiêu thũng.
- Chữa viêm họng cấp tính, mất tiếng hoặc khàn giọng: Cam 2 quả, để cả vỏ, thái thành miếng, ép lấy nước, uống từ từ mỗi ngày 3 lần.
- Chữa tổn thương tân dịch do nhiệt bệnh, miệng khô, lưỡi táo: Cam 2 quả, bỏ vỏ, ăn mỗi ngày 2-3 lần, có công năng thanh nhiệt, sinh tân.
- Chữa say rượu, tiêu hóa kém: Nước cam nửa cốc uống sau bữa ăn, có công năng tỉnh rượu, tiêu thực.
- Chữa chướng bụng, đau sườn do khí trệ: Vỏ cam 10 g, gừng tươi 10 g, nấu lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Chữa xuất huyết dưới da (có các nốt lấm chấm như mũi kim): Vỏ cam lượng vừa đủ, rửa sạch, pha uống như nước trà.
- Chữa đau buốt thắt lưng: Hạt quả cam đem rang khô, nghiền thành bột, mỗi lần uống 10 g với một chút rượu, ngày 2 lần.

20 bài thuốc hay chữa khỏi bệnh đau lưng

Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

nguyên nhân triệu chứng cách điều trị chữa khỏi bệnh đau lưng
Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.
Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
Xem chi tiết thông tin bài thuốc nam bao gồm: Bài thuốc uống và Cao Dán chữa bệnh đau lưng hiệu quả!
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh !

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Kinh nghiệm dân gian dùng lá lốt chữa "bệnh nhà giàu"

Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.



Cây lá lốt (tên khoa học là Piper lolot C. DC) thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một loại cây thảo sống dai thường mọc nơi ẩm ướt ở trung du, miền núi có chiều cao 30 – 40cm, mọc bò, thân cành có phủ ít lông và phồng lên ở các mấu.
Lá đơn nguyên mọc so le, hình tim, rộng, nhẵn, mép uốn lượn, đáy hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, cuống lá có bẹ ở gốc. Cụm hoa là một bông đơn độc ở kẽ lá. Quả mọng chứa một hạt. Cây ra hoa, có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến 10. Rễ, thân làm vị thuốc, lá dùng như một loại rau ăn hoặc làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); chỉ thống (giảm đau); yêu cước thống (đau lưng, đau chân), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...
Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung... sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh; chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân; mụn nhọt, đau đầu, đau răng…
Lá lốt có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô, mỗi người chỉ nên ăn từ 50 – 100g lá lốt mỗi ngày. Gần đây một số người mắc bệnh gút (gout) đã truyền nhau kinh nghiệm ăn các món có lá lốt để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.
Lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau... Sau đây là một số tác dụng của cây lốt.
- Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
- Chữa đau bụng do nhiễm lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
- Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
- Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
- Chữa phù thũng do suy thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
-Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
- Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Đặc biệt, món canh lá lốt nấu với thịt, cá là món ăn bổ dưỡng, giúp người già chống đỡ được một số bệnh tật, nhất là làm giảm đau nhức xương, khớp nhất là trong lúc giao mùa, từ mùa hại chuyển sang mùa thu.

Thờ ơ chữa gút, có ngày tàn phế


Bệnh gút (gout - tiếng Anh hay goutte - tiếng Pháp) là bệnh nằm trong nhóm lắng tụ các tinh thể, cụ thể là lắng tụ tinh thể monosodium urat trong các khớp do tình trạng acid uric tăng cao trong máu, gây ra các đợt viêm khớp ngoại biên của chân tay, đặc biệt hay xảy ra ở ngón chân cái.
Cơ chế viêm do các con bạch cầu - được ví như các lính chiến đấu trong cơ thể - gây ra khi đi dọn dẹp các tinh thể urat. Nguyên nhân tăng acid uric trong máu là do thận không thải được acid uric hoặc do cơ thể tạo ra quá nhiều (do ăn uống, do bệnh lý như ung thư máu dạng lim-phô, thiếu máu tán huyết, vảy nến…) hoặc do bất thường trong chu trình tạo ra acid này.
Những dấu hiệu bị gút
Sở dĩ bệnh có tên gút là vì ở những người bệnh hay mọc ra các cục ở khuỷu, gối, ngón chân, mắt cá hình tròn tròn dài dài như giọt nước (chữ gout hay goutte có nghĩa là giọt, cục). Lâm sàng của cơn gút cấp khá đặc trưng nên thường được chẩn đoán chỉ qua hỏi bệnh sử và thăm khám bệnh nhân, điển hình là viêm của khớp đốt bàn - ngón chân cái, kèm với nồng độ acid uric trong máu cao. Chẩn đoán lâm sàng có độ chính xác hợp lý nhưng không đủ để quyết định, trừ phi có các tinh thể acid uric chứng minh được.
Acid uric trong máu cao tuy có giá trị trong chẩn đoán nhưng lại không có tính chuyên biệt. Thử nồng độ acid uric trong máu thường là cao > 7 mg/dL. Tuy không phải tất cả những người có acid uric cao trong máu đều bị cơn gút, nhưng nếu nồng độ acid uric trong máu cao và kéo dài càng lâu thì càng có nhiều khả năng bị gút. 
Chúng tôi đã từng gặp những bệnh nhân kết quả thử acid uric bình thường (vì có thể đã uống thuốc trước đó) nhưng gối vẫn sưng và khi nội soi gối thấy các tinh thể acid uric lắng tụ đầy bên trong khớp, gây viêm màng bao khớp gối.
Cách tốt nhất để khẳng định chẩn đoán gút là chọc hút dịch trong khớp bị gút, đem soi dưới kính hiển vi để thấy các tinh thể monosodium urat hình kim hay tophi. Trong thực tế phương pháp này chỉ được thực hiện khi thật cần thiết.
Cũng có thể chẩn đoán gút bằng phương pháp: nhuộm gram và cấy dịch khớp (vì thường có sự kết hợp giữa gút với nhiễm khuẩn); chụp X-quang khớp (cho thấy hình ảnh tổn thương xơ hóa xương dưới sụn hoặc có thể thấy các tophi ở các giai đoạn muộn); thử glucose và lipids trong máu (vì gút thường kết hợp với tăng đường huyết và mỡ máu)...
Bệnh chưa thể chữa dứt
Bệnh gút thường mở đầu bằng các cơn gút cấp. Cơn gút cấp được định nghĩa là viêm khớp với sự lắng tụ các tinh thể urat trong các khớp, dẫn đến viêm cấp và cuối cùng làm hư hại các mô. Nếu không điều trị hoặc để cơn gút xảy ra nhiều lần sẽ gây hủy khớp, đưa đến tàn phế, lúc đó phải phẫu thuật tái tạo lại khớp. Cơn gút cấp có thể bị đẩy lùi bằng các thuốc hiện có và chế độ ăn kiêng nhưng nên nhớ, đây là loại bệnh y học chưa thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.
Những bệnh nhân bị các cơn gút cấp liên tiếp hay dai dẳng, nhiều năm sau sẽ chuyển sang gút mạn tính kèm các tophi. Tophi được coi là biến chứng muộn của gút, biểu hiện bởi những cục thấy ở dưới da tại các khớp, các túi hoạt dịch, sụn, xương ở nhiều nơi trong cơ thể, hình thành do sự lắng tụ các tinh thể urat. Tophi có thể vỡ ra ngoài da, có màu trắng hay vàng nhạt - trắng.
Khoảng 20% bệnh nhân gút bị sỏi thận do lắng tụ các tinh thể urat (cũng như các tinh thể calci), gây ra sỏi. Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiết niệu, đưa đến nhiễm trùng tiểu và suy chức năng thận, có thể ảnh hưởng tính mạng. Một số biến chứng khác của gút: giảm độ lọc cầu thận; độ nặng của gút cũng liên quan đến một tỷ lệ cao của bệnh tim thiếu máu; tàn phế do hư hại nặng của các khớp...
Điều trị và dự phòng
Có thể đẩy lui các cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn gút xảy ra bằng các loại thuốc như: colchicine (tác dụng giảm đau và kháng viêm, dùng điều trị và dự phòng các cơn gút cấp), allopuriod (ức chế sự hình thành acid uric), các thuốc kháng viêm không steroid, các thuốc giảm đau khác. Chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm có quá nhiều purine như: thịt, nội tạng động vật, hải sản, bột yến mạch, đậu nành…
Có thể uống rượu tí chút (ít nhất mỗi tuần có ba ngày nhịn rượu hoàn toàn). Tránh uống bia đen nặng. Uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat. Bỏ thuốc lá. Tập thể dục, giảm cân. Theo dõi nồng độ acid uric định kỳ. Không phải kiêng cữ thái quá vì có thể dùng thuốc để tăng tốc độ thải trừ acid uric.
Điều trị phẫu thuật nội soi khớp có vai trò làm sạch khớp, cắt bớt bao hoạt dịch của khớp khi bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp. Một khi khớp bị hư hoàn toàn thì có thể thay khớp bằng khớp nhân tạo. Những ai đã lỡ bị bệnh này nên kiểm tra nồng độ acid uric trong máu và nhớ dùng thuốc đều đặn.

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Rau má chống lão hóa hiệu quả

Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc và các loại vitamin B1, B2, B3, C, K.
Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực vì rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết). Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, chàm hay vảy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Trong đông y, rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen chế làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy.
Rau má chống lão hóa hiệu quả - 1
Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt
Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết, giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay, rau má được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết phỏng, vết thương do chấn thương, giải phẫu, cấy ghép da, vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vảy nến…
Các nhà thảo mộc học còn cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não, các tuyến nội tiết; đồng thời xác nhận nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Trên thực tế, rau má tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng, giúp cải thiện trí nhớ người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ những dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu.
Với những người bị mẩn ngứa (nổi mề đay), có thể lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập, hãm với nước sôi 200 ml như hãm chè tươi, uống trong ngày. Tuy nhiên, rau má có tính lạnh nên những người có chứng đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.

Dược thảo cho quý ông yếu sinh lý

Yếu sinh lý là hiện tượng không đạt được cường độ và thời gian trong giao hợp. Biểu hiện của yếu sinh lý là xuất tinh sớm, liệt dương.
Hãy đến với chuyên mục Sức khỏe của Eva để tìm hiểu những bí quyết ăn ngon, ăn chuẩn, tham khảo những bệnh thường gặp trong cuộc sống, bệnh 'vùng kín' của chị em và những bài thuốc hay rất hữu hiệu cho mẹ và bé.
Thuốc trị yếu sinh lý theo kinh nghiệm dân gian có nhiều trong tự nhiên. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dược thảo trị yếu sinh lý từ nguồn thảo dược phong phú để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: Dâm dương hoắc 12g, ba kích 16g, sa sâm 16g, nhục thung dung 12g, câu kỷ tử 12g, đỗ trọng 8g, đương quy 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm với 1 lít rượu 35 - 40 độ (càng lâu càng tốt), uống trong vòng 1 tuần, ngày 2 lần, mỗi lần 15ml, có thể sắc với nước uống trong 3 ngày.
Dược thảo giúp quý ông hết... yếu sinh lý - 1
Cây và vị thuốc câu tích
Bài 2: Dâm dương hoắc 60g, phục linh 30g, đại táo 9 quả. Ba thứ hấp chín, phơi khô, làm như vậy 3 lần. Sau đó tán nhỏ, các dược liệu ngâm với 2 bát rượu trắng và 100g mật ong. Đậy kín (tốt nhất là dùng lọ rộng miệng có nút mài). Để một tháng rồi lấy ra uống, mỗi ngày 2 - 3 chén nhỏ. Dùng liền 3 tháng. Nếu sắc uống thì dùng dược liệu ít hơn.
Bài 3: Rễ cau (loại rễ màu trắng mọc lộ ra trên mặt đất) 20 - 30g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Dược thảo giúp quý ông hết... yếu sinh lý - 2
Rễ cau
Bài 4: Rễ cau 8g phối hợp với ba kích 20g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, sâm bố chính 40g, quế thanh 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng (trừ quế), tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật hoặc sirô làm thành viên to bằng quả táo. Ngày uống 5 viên trước khi đi ngủ. Dùng liền trong 1 tháng.
Bài 5: Ba kích 100g, tắc kè 50g, hà thủ ô đỏ 100g, hoàng tinh hoặc thục địa 100g, đại hồi 10g. Tắc kè ngâm với đại hồi trong rượu 35 độ để được 350ml. Các dược liệu khác cũng ngâm rượu 35 độ trong 10 - 15 ngày để được 700ml. Hòa lẫn hai rượu với nhau, thêm 100g đường kính (đã nấu thành sirô) để được 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Tác dụng của hoa hòe đối với sức khoẻ

Hoa hòe vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, làm mát và cầm máu . Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh chảy máu như đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết… Ngoài ra, hoa hoè còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Tác dụng của hoa hòe
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ hoa hòe

Tăng huyết áp:

Hoa hòe, tang ký sinh mỗi thứ 25g, hạ khô thảo, cúc hoa, thảo quyết minh mỗi thứ 20g; xuyên khung, địa long mỗi thứ 15g, sắc uống. Nếu mất ngủ, thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g. Đau ngực thêm đan sâm 20g, qua lâu nhân 25g. Có cơn đau thắt ngực thêm huyền hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g. Di chứng tai biến mạch não thêm ngưu bàng tử 25 g, câu đằng 30g. Xơ vữa động mạch thêm trạch tả 20g.

Đại tiện ra máu:

  • Hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới tuệ và chỉ xác lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, mỗi lần uống 6 g với nước cơm.
  • Hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, chi tử 30g tán bột, uống mỗi lần 6g.
  • Hoa hòe 60g, địa du, thương truật mỗi thứ 45g, cam thảo 30g, sao thơm sấy khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6g.

Tiểu tiện ra máu:

Hoa hòe sao, uất kim mỗi thứ 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.

Rong kinh, băng huyết, khí hư:

Hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15 g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết, rong kinh. Hoa hòe sao, mẫu lệ nung lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư màu trắng).

Viêm loét:

Hoa hòe, kim ngân hoa mỗi thứ 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi. Với tổn thương viêm loét về mùa hạ, có thể dùng hoa hòe 60g sắc đặc rồi dùng bông thấm dịch thuốc bôi lên nơi bị bệnh nhiều lần trong ngày.
Lưu ý: Những Thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác Sĩ trước khi áp dụng!

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Các phương pháp điều trị xơ gan

Để đưa ra các phương pháp điều trị xơ gan  người ta cần căn cứ vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của gan. Các mục tiêu của điều trị là để làm chậm sự tiến triển của mô sẹo trong gan và để ngăn ngừa hoặc điều trị các triệu chứng và biến chứng của xơ gan. Trong một số trường hợp tổn thương gan nghiêm trọng, bệnh nhân cần được đưa với bệnh viện để chẩn đoán và điều trị.

777265 Các phương pháp điều trị xơ gan

1. Điều trị nguyên nhân cơ bản của bệnh xơ gan

Trong xơ gan sớm, có thể giảm thiểu thiệt hại cho gan bằng cách điều trị các nguyên nhân cơ bản. Bao gồm  :
Điều trị nghiện rượu. Những người bị xơ gan do lạm dụng rượu gây ra cần phải ngưng uống rượu. Nếu ngừng sử dụng rượu là rất khó, bác sĩ có thể đề nghị một chương trình điều trị nghiện rượu.Ngừng rượu và bỏ thuốc lá nếu có hút thuốc.
777266 Các phương pháp điều trị xơ gan
Người bệnh xơ gan  cần bỏ hẳn  rượu và thuốc lá.
Kiểm soát trọng lượng, các bệnh tiểu đường và gan nhiễm mỡ (Nếu có) : Những người bị xơ gan do bệnh gan nhiễm mỡ không cồn cần phải giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu của họ . Trọng lượng giảm thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục, kiểm soát bệnh tiểu đường và cholesterol là các phương pháp tiếp cận chính để điều trị các bệnh này. Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu liệu thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường loại 2 có thể giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
777267 Các phương pháp điều trị xơ gan
Kiểm soát đường máu thường xuyên
Sủ dụng thuốc để kiểm soát bệnh viêm gan. Thuốc có thể kiểm soát thiệt hại cho các tế bào gan do viêm gan B hoặc C.
Thuốc để kiểm soát các nguyên nhân khác và triệu chứng của xơ gan. Thuốc có thể làm chậm sự tiến triển của một số loại của bệnh xơ gan. Ví dụ, những người bị xơ gan mật tiên được chẩn đoán và điều trị sớm không bao giờ có thể gặp các triệu chứng.
Các thuốc khác có thể làm giảm các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa và đau.Bổ sung dinh dưỡng có thể được quy định để chống lại suy dinh dưỡng liên quan đến xơ gan và ngăn ngừa bệnh loãng xương (xương yếu).

2.  Điều trị các biến chứng của xơ gan

Các biến chứng có thể gặp trong xơ gan bao gồm ; sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong cơ thể, tăng huyết áp, nhiễm trùng,  gia tăng khả năng bị ung thư gan. Để kiểm soát các biến chứng do xơ gan mang lại, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Kiểm soát chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Để kiểm soát lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể, bạn cần có chế độ ăn ít natri và sử dụng thuốc để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Trong trường hợp Sự tích tụ chất lỏng nặng hơn có thể yêu cầu các thủ tục để dẫn lưu dịch hoặc phẫu thuật để giảm bớt áp lực.
777268 Các phương pháp điều trị xơ gan
Người bệnh xơ gan cần giảm hàm lượng natri trong mỗi bữa ăn
Tăng huyết áp: Sử dụng thuốc huyết áp có thể kiểm soát tăng huyết áp và ngăn chặn biến chứng chảy máu nghiêm trọng. Trong trường hợp bệnh nhân bị dãn tĩnh mạch, bệnh nhân cần một số biện pháp để cầm máu và thuốc men để giúp ngăn ngừa chảy máu trong tương lai. Trong trường hợp nặng, các bác sỹ sẽ  đặt một ống nhỏ (stent) trong tĩnh mạch để giảm áp lực máu trong gan cho bệnh nhân.
Nhiễm trùng : Với các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng, có thể bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng khác. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên chủng ngừa viêm phổi, cúm và viêm gan.
Gia tăng nguy cơ ung thư gan. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị xét nghiệm máu định kỳ và khám siêu âm để tìm kiếm dấu hiệu của bệnh ung thư gan.
Bệnh não gan. Thuốc có thể được quy định để giúp giảm sự tích tụ các chất độc trong máu của bạn do chức năng gan kém.

3. Phẫu thuật ghép gan

777269 Các phương pháp điều trị xơ gan
Phẫu thuật ghép gan. Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Trong trường hợp tiên triến của xơ gan, khi gan không còn hoạt động, ghép gan có thể là lựa chọn điều trị duy nhất . Khi xơ gan tiến triển đến bệnh gan giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể là ứng cử viên cho việc cấy ghép gan. Bệnh nhân bị ung thư gan đã lan tràn ra ngoài gan cũng là ứng cử viên để cấy ghép.
Hiện tại tỉ lệ sống sót 5 năm sau khi ghép gan là khoảng 70%. Bệnh nhân cũng có báo cáo cải thiện chất lượng cuộc sống và chức năng tâm thần sau khi ghép gan
Ghép gan là một thủ tục để thay thế gan của bạn với một gan khỏe mạnh từ một người hiến tặng đã qua đời hoặc một phần gan từ người hiến thận. Xơ gan là lý do phổ biến nhất cho ghép gan.
Thử nghiệm rộng rãi là cần thiết trước khi được ghép gan để đảm bảo rằng một ứng cử viên có sức khỏe đủ tốt để có các hoạt động cấy ghép. Ngoài ra, trung tâm cấy ghép thường yêu cầu một số thời gian kiêng cữ rượu, thường ít nhất là sáu tháng, trước khi cấy ghép cho những người bị bệnh gan liên quan đến rượu.

Chế độ ăn uống cho người bệnh xơ gan

 Xơ gan là gian đoạn cuối của các quá trình bệnh lý mạn tính ở gan, với nhiều biến chứng trầm trọng, có thể đe dọa mạng sống. Tuy khó chữa khỏi hẳn nhưng việc phát hiện để điều trị sớm, tránh những lao động nặng nhọc và tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng.
uong nuoc1 Chế độ ăn uống cho người bệnh xơ gan
Người bị xơ gan nên ăn uống như thế nào?
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Cân đối giữa các thành phần như chất đường, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.
- Bệnh nhân bị bụng báng phải hạn chế ăn muối, nước tương, nước mắm, chao và tất cả những thức ăn có vị mặn. Lượng muối natri không vượt quá 1.000 mg mỗi ngày, tương đương khoảng 2,5 g muối ăn.
- Hạn chế ăn những thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn bán ngoài hàng ăn vì chúng chứa nhiều muối và nhiều bột ngọt. Nên nhớ rằng, bột ngọt cũng có nhiều muối natri trong đó.
- Uống khoảng 1-1,5 lít nước mỗi ngày.
- Nên tránh ăn mỡ động vật, bơ mà thay bằng dầu hoặc bơ thực vật.
- Người bị xơ gan có nhu cầu về chất đạm tương tự như người bình thường. Trung bình người lớn cần mỗi ngày khoảng 1 g protein cho mỗi kg cân nặng, nghĩa là một người nặng 50 kg cần khoảng 50 g protein. Những thức ăn có nhiều chất đạm là thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt (chứa 20% protein), cá (20%), trứng (13%), ngũ cốc (10%), sữa (3%). Khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.
- Rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể và hoạt động của gan.
Để phòng bệnh xơ gan, nên hạn chế uống rượu và tiêm phòng viêm gan B, (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ). Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan. Cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.

Phòng chống bệnh gout – Những thực phẩm cần tránh

Gout là một loại viêm khớp mà có tăng acid uric trong các dịch cơ thể và tinh thể acid uric từ đó tập trung vào các khớp, thận và nơi thông qua các mô. Tinh thể acid uric sẽ gây ra viêm nhiễm và tổn thương mô, gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu khi thay đổi thời tiết. Để giảm tình trạng khó chịu này, bạn có thể thay đổi chế độ ăn phù hợp với bệnh, ngăn sự phát triển của bệnh.  Những thực phẩm cần tránh là loại thực phẩm tăng acid uric. Purin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và theo thời gian nó sẽ hình thành acid uric. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh:

 
Tuyển chọn các bài thuốc hay có thể bạn quan tâm !

benh hiem muon

benh tieu duong

Thực phẩm bệnh tiểu đường nên tránh
Thực phẩm bệnh tiểu đường nên tránh











1. Thịt đỏ, thịt bò và nội tạng bò
- Thịt bò và nội tạng bò như gan, thận hoặc lòng bò chứa lượng purin rất cao, nên bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm này để phòng tránh bệnh gout. Những thực phẩm có vỏ và loại thực phẩm chứa protein cao cũng sẽ gia tăng nguy cơ bệnh gout.
2. Thực phẩm bệnh gout cần tránh: rượu
Thực phẩm Gout cần tránh: rượu
Tránh rượu để có thể hỗ trợ phòng chống bệnh gout, mức purine trong rượu bia có thể gây bùng nổ bệnh gout. Rượu làm giảm khả năng cơ thể bài tiết  axit uric và tăng sự phát triển của bệnh Gout.
3. Thực phẩm bệnh gout cần tránh: Vitamin C
Những thực phẩm chứa lượng Vitamin C cao có thể gây ra sự gia tăng sản xuất acid uric. Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh gout hoặc từng bị bệnh gout thì cần có ý kiến của bác sĩ khi dùng các loại thuốc viên Vitamin C hoặc những thực phẩm chứa lượng vitamin C cao.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh gout
1. Bổ xung nước.
- Nước giúp loại bỏ acid uric khỏi cơ thể, vì vậy cần tăng cường uống nước giúp phòng tránh được bệnh gout.
2. Tăng cường thực phẩm chữa ít purine.
Những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, rau nhiều chất xơ  là những thực phẩm có lượng purine thấp. Những thực phẩm này có tác dụng giảm nồng độ acid uric trong máu. Quả anh đào và quả mâm xôi được các chuyên gia  khuyên nên dùng.


Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Viêm gan

Đối với người bệnh bị viêm gan cấp tính

Rau quả tốt cho bệnh viêm gan

Vì người bị viêm gan cấp tính thường có các biểu hiện mệt mỏi, đau nhức cơ khớp, có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ậm ạch, đầy hơi, khó chịu, chậm tiêu, buồn nôn và nôn... Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần. Giai đoạn này bệnh nhân nên ăn nhẹ, uống nhẹ, nên ăn làm nhiều bữa và sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu. Cần lưu ý, các biểu hiện trên thường dễ chịu hơn vào buổi sáng, vì vậy bệnh nhân nên ăn nhiều hơn. Tránh ăn các thức ăn nhiều gia vị, dầu, mỡ. Cần ăn nhiều các loại protein được nấu nhừ, bên cạnh đó cũng cần ăn các chất có xơ như cam, cà rốt, chuối, gạo lứt, đậu đỏ, các loại rau xanh...
Trong giai đoạn này bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể. Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia trong giai đoạn này dưới mọi hình thức vì chúng là các chất rất có hại cho tế bào gan.
Trong trường hợp viêm gan cấp tính mức độ nặng, bệnh nhân cần được điều trị tại bệnh viện để có được chế độ điều trị và chăm sóc hợp lý.
Đối với người viêm gan mạn tính
Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng, cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn...) và vitamin C (cam, quýt, rau sống...)
Rau củ và trái cây: Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...).
Sữa: Mỗi ngày bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D, có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.
Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục, giảm thiếu tối đa các chất quá béo, quá ngọt.
Hiện nay người ta khuyến cáo với những người bị viêm gan mạn tính cần siêu âm, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng.

Một vài trường hợp đặc biệt
Với người bị xơ gan: Bệnh nhân cần phải ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu.
Với người thừa cân và gan nhiễm mỡ: Một số bệnh nhân thừa cân và bị gan nhiễm mỡ cần phải giảm ăn để giảm bớt sự thoái hóa mỡ gan. Đặc biệt chứng thoái hóa mỡ gan hay xảy ra ở bệnh nhân viêm gan virut nói chung và viêm gan siêu vi C nói riêng. Nhiễm mỡ gan đi đôi với béo phì dễ dẫn đến xơ hóa và một số bệnh lý khác. Bệnh nhân cần giảm cân từ từ bằng cách áp dụng chế độ ăn hợp lý và hoạt động cơ thể. Không nên giảm cân nhanh vì nó sẽ làm tổn thương gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và gia tăng sự xơ hóa.
Và cuối cùng, một điều hết sức quan trọng là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trong điều trị nhất là các thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan như thuốc hạ sốt giảm đau, vitamin A liều cao..., việc dùng thuốc nam cũng cần được cân nhắc vì hầu hết thuốc nam có thể biết được tác dụng chính nhưng tác dụng không mong muốn thì chúng ta chưa biết hết nên nhiều khi mang đến sự phiền toái cho người bị viêm gan.
Tóm lại, gan như một nhà máy sinh học, mọi loại thức ăn, nước uống dưới hình thức nào cũng phải qua gan. Khi gan bị tổn thương thì mọi hoạt động trở nên rối loạn. Chính vì vậy, khi gan bị bệnh cần ăn uống những gì có lợi cho gan là điều quan trọng nhất.