Bệnh đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường (còn gọi là bệnh tiểu đường) là tình trạng tăng đường huyết (đường máu). Máu của chúng ta luôn luôn có đường vì đường cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng có quá nhiều đường trong máu sẽ không tốt cho sức khỏe: đường huyết cao sẽ gây ra những rối loạn có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán đái tháo đường
Đường huyết lúc đói sau 2 lần xét nghiệm đều từ 140mg/dl (7,8mmol/l) trở lên.
Đường huyết ở bất cứ thời điểm nào trong ngày 200mg/dl (11mmol/l) trở lên.
Nghiệm pháp đường huyết, sau uống glucose 2 giờ đường huyết tăng lên: 200mg/dl (11mmol/l) trở lên.
Tại sao chúng ta có đường huyết cao?
Sau khi ăn hệ thống tiêu hóa của chúng ta sẽ chuyển thức ăn thành các loại đường để hấp thu vào máu, trong đó chủ yếu là đường glucose.
Insulin là chất nội tiết được tuyến tụy tiết ra nhằm điều hòa lượng đường trong máu. Insulin giúp các tế bào trong cơ thể sử dụng được đường đang lưu thông trong máu làm tăng năng lượng cho hoạt động, hoặc chuyển thành dạng glycogen hay chất béo nhằm dự trữ năng lượng. Khi chúng ta đói hay trước các bữa ăn thì đường máu bắt đầu giảm vì số lượng insulin giảm theo. Các glycogen hay chất béo lúc này sẽ được chuyển ngược lại thành glucose và được phóng thích vào máu để tế bào sử dụng.
Bệnh tiểu đường xãy ra khi thiếu hụt insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả làm cho đường máu quá cao.
Phân loại đái tháo đường: có 2 loại chính
Đái tháo đường loại 1:
Là loại tiểu đường phụ thuộc insulin.
Nguyên nhân là do tuyến tụy không sản xuất hoặc sản xuất được rất ít chất insulin. Do đó chỉ có cách điều trị là tiêm insulin đều đặn để duy trì hoạt động của cơ thể.
Thường gặp ở thanh niên và trẻ em.
Biểu hiện rầm rộ: tăng đường máu, có đường trong nước tiểu, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhiều.
Đái tháo đường loại này có thể được kiểm soát tốt bằng insulin, chế độ ăn thích hợp, tập thể dục và theo dõi cẩn thận.
Đái tháo đường loại 2:
Tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất. Nguyên nhân là do tuyến tụy không đủ lượng insulin và/ hoặc các tế bào mỡ, gan, cơ hầu như không sử dụng insulin.
Thường gặp ở người trên 40 tuổi.
Biểu hiện âm thầm, không bộc lộ triệu chứng.
Thường đi kèm tình trạng thừa cân, béo phì và các biến chứng tim mạch, thần kinh, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa.
Đái tháo đường loại này cần dùng thuốc viên, insulin hay kết hợp cả 2 để duy trì đường máu.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của đái tháo đường typ 2 ở châu Á
Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình
Các đặc điểm dân số: giới, tuổi, chủng tộc
Sự phát triển nhanh: đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Béo phì
Thiếu hoạt động thể lực
Chế độ ăn nhiều chất béo
Suy dinh dưỡng bào thai, cân nặng sơ sinh thấp
Béo phì và đái tháo đường typ 2
Bệnh đái tháo đường loại 2 xãy ra khi tuyến tụy tiết tkhông đủ insulin hoặc icơ thể không sử dụng được insulin, gặp điều kiện thuận lợi bên ngoài là lối sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn nhiều năng lượng.
Béo phì là nguy cơ chính, béo phì quá mức và kéo dài quá lâu càng làm tăng nguy cơ này.
Phòng chống béo phì là biện pháp dự phòng có triển vọng nhất để phòng đái tháo đường loại 2.
Chế độ ăn là khâu cơ bản để khống chế đường huyết và giảm nhẹ hoặc đề phòng các biến chứng.
Tác hại và biến chứng của bệnh đái tháo đường
Đục thủy tinh thể
Suy thận
Hoại tử chi dưới
Bệnh tim mạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét