Cách phân biệt trĩ nội và ngoại
Bệnh trĩ được chia làm hai nhóm chính: trĩ nội và ngoại. Niêm mạc ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược.
Vùng niêm mạc nằm trên đường này thì không có thần kinh cảm nhận cảm giác đau, còn vùng niêm mạc nằm dưới đường này thì có cảm giác đau.
Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược và được gọi là trĩ nội. Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược và được gọi là trĩ ngoại.
Do có sự thông nối giữa hệ tĩnh mạch trĩ trên và hệ tĩnh mạch trĩ dưới, sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ trên tất yếu sẽ dẫn đến sự tăng áp lực ở xoang tĩnh mạch trĩ dưới.
Đặc điểm của trĩ nội:
- Xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
- Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
- Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ:
Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử
Đặc điểm của trĩ ngoại:
- Xuất phát bên dưới đường lược
- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa
- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa
Trĩ hỗn hợp: Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét