Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Gout

Bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến acid uric máu tăng cao, khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các mô khớp và các mô khác trong cơ thể. Một số các yếu tố nguy cơ của bệnh Gout có thể nhận thấy như sau:

Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh chiếm 90 – 95%, điều này có thể là do lối sống, chế độ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượi bia.
Tuổi: Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tuổi mắc bênh gout là khoảng từ 30 – 50 ở nam giới. Với nữ giới thường hay gặp sau tuổi mãn kinh.
698198 Các yếu tố nguy cơ của bệnh Gout
Bia là một yếu tố nguy cơ độc lập mạnh đối với bệnh Gout.
Tình trạng uống rượu, bia: Mối quan hệ giữa rượu – bia và bệnh Gout đã được trở thành một vấn đề đáng chú ý trong những thời gian đầu xuất hiện bệnh , trong đó bia là yếu tố nguy cơ độc lập mạnh nhất đối với Gout. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 75 – 84% bệnh nhân mắc bệnh Gout uống rượu bia thường xuyên, trung bình từ 7 – 10 năm. Việc uống nhiều rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh sẽ không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn Gout cấp, gây sỏi thận… Không những vậy, uống nhiều rượu còn ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày… dẫn tới các bệnh lý đi kèm như: tim mạch, huyết áp, rối loạn lipid máu.
Ăn nhiều thức ăn chứa purine (phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)): Trên nhóm người có tăng acid uric máu, việc ăn nhiều thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric máu sẵn có, thúc đẩy họ trở thành bệnh nhân Gout, làm nhanh tái phát các cơn Gout cấp, khó kiểm soát bệnh và sớm trở thành Gout mạn.
Béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipid máu: Các yếu tố này vừa là các yếu tố nguy cơ, vừa là các bệnh lý thường đi kèm với bệnh Gout. Nếu không được kiểm soát tốt, các yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới bệnh và ngược lại nếu các yếu tố này được điều chỉnh tốt sẽ góp phần làm bệnh Gout dễ điều trị hơn. Các đối tượng có chỉ số MBI> 25 thì có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp 5 lần so với người không béo phì.
Tăng acid uric và các rối loạn chuyển hóa khác: Tăng glucose máu, rối loạn lipid mỡ máu là các bệnh rối loạn chuyển hóa thường kết hợp với bệnh Gout. Tăng Cholesterol gặp trong khoảng 20% người bệnh Gout, tăng triglycerid máu lên tới 40%.
Thuốc: dùng kéo dài một số loại thuốc ảnh hưởng đến tăng tổng hợp hoặc giảm thải acid uric, dẫn đến tăng acid uric máu. Nhóm này thuộc nhóm lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống lao như pyrazynamid.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét