Với những người mới bị mắc thường có tâm lý bất an, lo lắng và sợ khi biết mình mắc bệnh. Các câu hỏi thường đặt ra trong đầu như: Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Liệu có bị chết không? Có bị lây không? Có nên sinh con không?… Các bạn hãy bình tĩnh và đọc bài viết sau đây.
Như chúng ta đều biết, đái tháo đường được xếp vào diện nan y trên thế giới. Bệnh tiểu đường và những biến chứng cùng phát sinh từ lâu đã trở thành một trong những mối đe dọa đáng sợ nhất với tỷ lệ tàn phế và tử vong khá cao. Vì vậy, phát hiện thật sớm bệnh tiểu đường, tích cực kiểm soát hàm lượng đường cao trong máu có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tương lai của bệnh.
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hại của bệnh tiểu đường đối với cơ thể con người chính là do nó có thể dẫn đến một số biến chứng cùng phát sinh khác. Các biến chứng này thường làm cho người bệnh bị tàn phế, mất khả năng lao động và tử vong.
Trong số bệnh nhân tiểu đường, thì 70-80% người bị chết do biến chứng tim mạch và các triệu chứng kèm theo. Số người tiểu đường mắc tim mạch và tử vong cao gấp 2-3 lần người bình thường, nữ bệnh tiểu đường thường mắc tim mạch khá sớm và phát triển tương đối nhanh. Trong số bệnh nhân tiểu đường dạng phụ thuộc insulin có đến 50-80% chết do nhiễm độc ure, còn tỷ lệ mù lòa do tiểu đường cao hơn người thường từ 10-23 lần, tủy lệ hoại thư phải cắt cụt tay chân, cao hơn người thường 20 lần. Tỉ lệ người tử vong có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường đứng hàng đầu chỉ thấp hơn bệnh tim mạch, mạch máu não và ung thư.
Với những người bị tiểu đường kèm theo huyết áp thì các biến chứng về tim mạch và thận diễn biến càng nhanh nếu không biết cách kiểm soát trị số đường huyết và huyết áp ở mức độ chuẩn. Do đó, việc kiểm tra thường xuyên là hết sức quan trọng. Người bệnh cần có ý thức về sức khỏe của mình. Đo huyết áp bằng may do huyet ap dien tu bap tay ( không dùng loại cổ tay) và may thu tieu duong thường xuyên.
Vì lý do đó, hãy quan tâm ngay khi có các dấu hiệu nguy cơ bệnh tiểu đường?
– Tự nhiên thấy sút cân mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt là người bình thường béo khỏe, chế độ ăn uống không có gì thay đổi nhưng trọng lượng liên tục giảm sút.
– Trong lịch sử gia đình hiện đang có người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 40 trở lên.
– Không rõ miệng thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
– Đẻ con quá to (con nặng trên 4kg)
– Có các chứng bệnh về chửa đẻ, ví dụ nhiều lần sẩy thai, ngộ độc khi mang thai, nước ối quá nhiều, thai chết lưu trong tử cung…
– Có phản ứng hạ đường huyết
– Trên cơ thể có những vết lở loét mãi không lành.
– Cơ thể béo phì
– Người trên 50 tuổi
Tóm lại, bạn nên định kỳ đến kiểm tra đường huyết (bằng máy đo đường huyết cá nhân hoặc kiểm tra tại bệnh viện), đó là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường không phải hoàn toàn không thể chữa trị được, tuy nhiên người bệnh cần kiên trì chữa trị. Nhất là bệnh tiểu đường dạng phụ thuộc insulin thì phải kiên trì vận dụng cách thay thế insulin để chữa trị, còn bệnh tiểu đường dạng không phụ thuộc insulin thì bệnh tình có thể khống chế một cách nhanh chóng, duy trì đời sống và công việc như người bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét