Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm do những biến chứng mà nó gây ra. Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chúng ta phát hiện và phòng ngừa sớm bệnh tiểu đường để có phương hướng điều trị kịp thời 
Hay khát nước và đi tiểu nhiều 

khat-nuoc-dau-hieu-benh-tieu-duong
Khát nước nhiều là biểu hiện của bệnh tiểu đường 
Khi mức đường huyết trong máu cao, cơ thể sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu, từ đó kích thích não tạo cảm giác khát để bù nước cho cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh đái tháo đường thường uống rất nhiều nước. Bệnh nhân thường đi tiểu thường xuyên, nhất là đi tiểu đêm bởi thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu.
Thường xuyên mệt mỏi, dễ cáu gắt
Khi mắc đái tháo đường, bệnh nhân không còn khả năng sử dụng glusose có trong thức ăn để phục vụ cho các hoạt động hàng ngày mà phải lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể, điều này khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc dậy đêm thường xuyên để đi tiểu sẽ làm giảm số lượng và chất lượng giờ ngủ nên dễ nảy sinh cáu gắt.

Ăn nhiều nhưng nhanh đói
Insulin ngoài chức năng chuyển glucose thành năng lượng, nó cũng có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn và ăn nhiều. Tuy nhiên, người bệnh lại rất nhanh đói bởi khi chỉ số đường huyết giảm, cơ thể nghĩ rằng nó không được ăn, từ đó kích thích cảm giác đói để nài xin thêm glucose cần cho các hoạt động của tế bào.

Tụt cân nhanh chóng
Mặc dù ăn rất nhiều nhưng người mắc đái tháo đường lại tụt cân rất nhanh (từ 5 – 10 kg trong vòng 2 – 3 tháng). Nguyên nhân được lý giải là, họ phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, đồng thời lượng đường có trong thức ăn cơ thể lại không thể sử dụng và được đào thải thông qua đường nước tiểu.

Vết thương lâu lành
Lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho hoạt động của bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng và dọn dẹp các mô, tế bào chết. Song song đó, quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch sẽ gây hư hại các mạch máu, khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể. Vì vậy, các vết thương hở sẽ trở nên lâu lành và rất dễ bị nhiễm trùng.

Ngứa ran và tê bì
Đái tháo đường sẽ “phá hoại” các dây thần kinh trong cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng.

Nhìn mờ

Khi mắc đái tháo tháo đường, thị lực của người bệnh sẽ giảm đi với dấu hiệu nhìn hình ảnh bị nhòe, không rõ nét. Đó là vì khi lượng đường trong máu cao làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Nếu không điều trị kịp thời, glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, từ đó có thể gây mù lòa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét