Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phải có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ. Vậy phải làm thế nào để có chế độ ăn uống đúng và những thực phẩm cần thiết cho người bệnh
Nguyên tắc chung khi ăn:
- Ắn thức ăn đa dạng,
nhiều thành phần.
- Ắn hạn chế chất béo
nhất là mỡ động vật (thịt heo, vịt nên bỏ da).
- Ắn thêm nhiều thức
ăn có chất xơ (các loại rau).
- Không ăn đường,
không uống rượu.
- Đặc biệt phải luôn
giữ cân nặng vừa phải, tránh tăng cân quá mức. Làm thế nào để biết cân nặng của
bạn là vừa phải ?
Người ta dùng
chỉ số khối cơ thể (BMI) = Cân nặng (kg): Chiều
cao2 (m)
Theo
Tổ chức y tế thế giới, trừ người có thai thì: BMI nhỏ hơn 18,5 là thiếu cân,
thiếu dinh dưỡng
Từ
18,5-25 là bình thường (cân nặng lý tưởng)
Từ
25-30 là thừa cân
Trên
30 là mập phì
Phân bố thành phần
trong bữa ăn
Tinh bột: 50-55%
(nếu ít vận động, tăng Triglycerid thì giảm còn 40%)
Chất đạm: 20%
(khi suy thận, phải giảm còn 0,6g thịt/ kg cân nặng /ngày)
Chất béo: 25-30%
(chủ yếu là chất béo không bão hòa)
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân bị tiểu đường:
Vài lần
(4-5lần)trong thángThịt lợn, thịt bòbơ, xúc xích
Vài lần trong
nămKem, bánhbánh ngọt, socola gato,
Vài lần trong
tuần Thịt bê, Trứng (bỏ lòng đỏ), Cá (ít béo)
Hàng
ngày: Sữa, sữa chua, phô mai (lọc bơ), Dầu thực
vật, bơ thực vật, Hoa quả Đậu và các Rau, loại hạt cùng,loại, Gạo,
khoai tây, bánh mì, tấm xay, mì sợi, ngũ cốc
Tháp
dinh dưỡng áp dụng cho người bệnh tiểu đường:
Tháp dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường |
Phía
đỉnh tháp chỉ sự hạn chế, phía đáy chỉ sự bớt hạn chế hơn.
Tổng năng lượng cần cho một ngày từ 1500 -
1700 Kcal
Cách tính tổng
năng lượng cho 1 người: Số Kcal cần cho 1 Kg cân nặng x cân nặng cơ thể
Bảng
Kcal cần cho 1 Kg cân nặng:
+
Người mập cần giảm cân : 20 Kcal/Kg cân nặng
+
Người lao động nhẹ: 30 Kcal/Kg cân nặng
+
Người lao động trung bình: 35 Kcal/Kg cân nặng
+
Người lao động nặng : 40 Kcal/Kg cân nặng
Chọn lựa thực phẩm thích hợp:
1. Thức ăn nên dùng: Là những
thực phẩm làm tăng đường huyết từ từ. Bạn có thể dùng thường xuyên nhưng với số
lượng vừa phải, phù hợp với từng người bệnh.
- Gạo, tấm xay, ngũ cốc, bánh mì, mì sợi
- Thịt không mỡ hay thật ít mỡ
- Cá nạc (cá béo bỏ da)
- Thịt gà, thịt vịt bỏ da
- Lòng trắng trứng
- Sữa loại không có chất béo, yaourt
- Các loại rau (ăn nhiều trong bữa ăn ).
- Trái cây (ăn sau bữa
ăn): Hạn chế dùng 2-3 lần/ngày vì chúng có thể làm tăng Triglycerid máu (tài
liệu của "Universite Paris-North" - J.R.Attali).
2. Thức ăn cần tránh
Các loại thực phẩm có
đường: Sau khi bạn ăn, các
loại thức ăn này sẽ chuyển hóa thành đường (glucose), làm đường huyết tăng cao,
đường dư sẽ tích lũy tạo thành chất béo
+ Đường, mật
+ Kẹo, mứt, các loại bánh ngọt
+ Kem, chè ngọt, siro, nước trái cây có đường,
nước ngọt có gas
+ Bơ, mỡ, váng sữa v.v.
Các loại rượu
+ Không uống các loại rượu ngọt.
+ Không uống rượu lúc đói vì sẽ gây hạ đường huyết
+
Với bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, bạn có thể uống chút rượu (1 ly nhỏ)
vào lúc ăn.
3.
Lưu ý
- Các thức ăn làm tăng
đường huyết nhiều: Bắp, bánh mì, khoai tây, cà rốt, mật, biscotte
- Các thức ăn làm tăng
đường huyết trung bình: Cơm, mì, đậu hà lan, chuối, nho
- Các thức ăn làm ít
tăng đường huyết: Đậu khô, đậu lăng, đậu Trung Quốc, sữa không đường,
cam, táo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét