Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

5 cách phòng tránh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể không tiết ra hoặc sử dụng insulin có quá nhiều đường trong máu, có thể làm đau tim, ảnh hưởng đến não, thận, mạch máu và răng của con người, gây mất thị giác, chức năng sinh dục hay gây tử vong.

phong-tranh-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Trên thế giới, bệnh tiểu đường gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, bị xem như là một đại dịch của toàn cầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2000, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới là 177 triệu. Dự tính đến năm 2025, con số này sẽ là 300 triệu người. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, năm 2002, tỷ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%. Riêng tại các thành phố, tỷ lệ mắc là 4,4%.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trên thế giới đã ghi nhận những trường hợp có yếu tố di truyền. Yếu tố xã hội cũng góp phần gây ra bệnh tiểu đường như béo phì, ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột, thói quen lười vận động.

5 cách để tránh bệnh tiểu đường

  • Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều loại thức ăn hài hòa cân đối mỗi ngày
  • Nên ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hằng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt, thịt đỏ (ví dụ thịt bò) và các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích...
  • Ăn nhiều ngũ cốc. Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ có thân hình đẹp mà còn làm giảm nguy cơ ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ.
  • Vận động: Tập thể dục 1 giờ một ngày. Đi bộ đến mức có thể. Các nhà khoa học Phần Lan nhận định, luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, kết quả là giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.
  • Tạo ra một cuộc sống tình cảm lành mạnh: Theo các nhà khoa học Đức, những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác.
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày: Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm thì có nguy cơ tiểu đường cao gấp đôi, còn người ngủ quá 8 tiếng thì lại tăng nguy cơ gấp 3. Để có giấc ngủ ngon buổi tối, không mang công việc ở cơ quan về nhà, không xem tivi quá khuya.
  • Uống Tảo mặt trời Spirulina mỗi ngày: Theo các nhà khoa học Nhật bản, mỗi ngày chỉ cần 10gr uống tảo Spirulina có thể hạn chế được 70% bệnh tiểu đường. Sản phẩm cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng lành mạnh có nguồn gốc thực vật tự nhiên, không chứa đường, chất béo và tinh bột. Đặc biệt, với những bệnh nhân tiểu đường, Tảo Mặt trời Spirulina là một loại thực phẩm lý tưởng vì có chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như sắt, canxi, magie, đặc biệt là kẽm - loại khoáng chất người tiểu đường cực kỳ thiếu do chế độ ăn khắt khe. Chỉ cần 3g Tảo Mặt trời Gold Plus có thể cung cấp 20% lượng kẽm cần thiết trong ngày. Ngoài ra, việc bổ sung một lượng lớn các chất chống oxi hóa như phycocyanin, chlorophyll... từ Tảo Mặt Trời sẽ giúp ổn định đường huyết, tăng cường sức đề kháng cho người bị tiểu đường, tăng khả năng kháng viêm, giúp giảm các biến chứng hay gặp ở người bị tiểu đường.

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Những trái cây tốt cho bệnh tiểu đường

Bị bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì? Trái cây nói chung là tốt nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với người bệnh tiểu đường. Dưới đây là 12 loại trái cây mà bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn được.

Kiwi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trái kiwi giúp hạ lượng đường trong máu.


trai-cay-tot-cho-benh-tieu-duong
Kiwi giúp hạ lượng đường trong máu

Khế tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì giúp cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

Khế kiểm soát cải thiện lượng đường trong máu

Quả cherry là món ăn vặt rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, và có thể ăn bất kỳ lúc nào trong ngày.


trai-cay-tot-cho-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa

Đào là quả có chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Các loại quả mọng. Các loại quả này rất giàu chất chống oxy hóa. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn 1 phần nhiều loại quả mọng để cân bằng đường huyết. Dâu tây, việt quất, nam việt quất, quả mâm xôi tốt cho các đối tượng này.

Các loại quả mọng tốt cho bệnh nhân tiểu đường 

Táo: Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.

Dứa: Trái dứa giàu chất chống khuẩn, chống viêm sưng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Quả sung: giàu chất xơ giúp cho chức năng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Cam: Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn trái cam mỗi ngày vì nó rất giàu vitamin C.

Dưa hấu: Mặc dù dưa hấu chứa hàm lượng đường cao nhưng chỉ số glycemic lại thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này chỉ nên ăn ít.

Ảnh minh họa
Nho: là sự lựa chọn khôn ngoan của bệnh nhân tiểu đường, vì nó giúp hạ lượng đường huyết đang cao trào.

Quả lựu
. Những hạt lựu đỏ tuy bé nhỏ nhưng lại giúp cải thiện chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.

Mít: chứa vitamin A, C, thiamin, riboflavin, niacin, canxi, sắt, ma-giê, mangan – các loại chất dinh dưỡng giúp cải thiện kháng insulin trong cơ thể.

Những điều ít biết về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể đến từ những thói quen hằng ngày rất đơn giản thôi nhưng mà vô tình bạn không để ý đến. Bạn có thể kiểm tra những sự thật dưới đây để biết chính xác nguyên nhân nhé.

thoi-quen-hang-ngay-dan-den-benh-tieu-duong
Hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường để bạn luôn chủ động trong phòng tránh

1. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường nhờ những dấu hiệu

Ở bất cứ độ tuổi nào, khi thấy các triệu chứng bất thường như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và kèm theo đó là hiện tượng sụt cân thì nên nghĩ đến bệnh tiểu đường.Các dấu hiệu trên, với mỗi người khác nhau lại có biểu hiện khác nhau. Có người có thể biểu hiện rõ cả bốn triệu chứng, nhưng cũng có người chỉ biểu hiện một, hai triệu chứng.
Do đó, khi thấy có bất kỳ một dấu hiệu nào trong bốn đấu hiện trên, bạn nên đi khám để được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Những dấu hiệu đáng chú ý khác như vết thương lâu lành, cảm giác kiến bò, kim châm ở đầu chi… cũng là lý do bạn nên đi khám ngay.

2. Không phải thừa cân mới có nguy cơ tiểu đường type 2

Bạn nghĩ rằng những người thừa cân, người già ít hoạt động mới mắc tiểu đường type 2, nếu không nằm trong hai trường hợp này nghĩa là bạn không có gì phải lo. Không đúng đâu nha bạn, những người trẻ và gầy cũng có nguy cơ tương tự. Khoảng 15% những người bị bệnh tiểu đường type 2 không thừa cân, nhưng cũng không có nghĩa là họ đang khỏe mạnh. Nghĩa là một người nào đó nhìn dáng vẻ bên ngoài khá khỏe mạnh, tuy nhiên lại có thể ẩn chứa những mối nguy tiềm ẩn ở bên trong nếu như người đó có thói quen sinh hoạt giống người béo phì. Điều này sẽ đặt bạn vào nguy cơ bệnh tiểu đường sẽ nặng thêm.

3. Soda “diet” có thể là một kích hoạt

soda-nguyen-nhan-gay-nen-benh-tieu-duong
Soda diet cũng có thể là một nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
Bạn biết rằng soda là không tốt, nhưng bạn có biết rằng sở thích này cũng có thể dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường phát triển. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo dẫn đến hiện tượng không dung nạp glucose, thường là tiền thân của những loại bệnh nguy hiểm hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường type 2. Do đó, bạn nên từ bỏ sở thích độc hại này càng nhanh càng tốt nhé.


4. Thói quen uống cà phê có thể giúp ích cho bạn?

ca-phe-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong

Uống cà phê đúng lượng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Trong một nghiên cứu từ Harvard School of Public Health, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng những người tiêu thụ 4-6 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm 29-54% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.
Thế nhưng, trước khi bạn bắt đầu nâng mức tiêu thụ caffeine của mình, hãy nhớ rằng đơn vị tính bằng tách và không phải bất cứ loại cà phê nào cũng mang đến lợi ích này. Cà phê tan có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường, trong khi đó cà phê phin lại không có tác dụng nhiều lắm trong việc ngăn ngừa bệnh. Bệnh nhân tiểu đường cũng nên lựa chọn loại cà phê đen, không có kem và đường. Nếu bạn không thích uống cà phê đen, có thể thêm sữa tách kem và loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.

5. Nguy cơ tăng nếu bạn không ăn sáng

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có thời gian làm việc 8 tiếng một ngày đôi khi bỏ bữa sáng sẽ có nguy cơ cao hơn 54% được chẩn đoán với bệnh tiểu đường type 2 so với những người duy trì bữa ăn này hằng ngày.

Nhiều người quan niệm rằng bớt đi bữa sáng sẽ giúp cho quá trình giảm cân mau chóng có kết quả. Nhưng sự thật là khi bạn ngủ, mức insulin duy trì ở trạng thái ổn định, và khi bạn không ăn vào buổi sáng, mức insulin của bạn giảm xuống và sau đó mức insulin sẽ tăng đột ngột khi bạn ăn bữa trưa. Điều này nếu được duy trì liên tục sẽ gây ra hiện tượng kháng insulin – nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ tiểu đường type 2.

6. Giấc ngủ và những căng thẳng cũng có nguy cơ mắc bệnh

Giấc ngủ và căng thẳng cũng chính là những yếu tố nguy cơ. Căng thẳng mãn tính có thể làm cho lượng đường trong máu tăng vọt. Nếu thường xuyên ngủ ít hơn sáu giờ có thể tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tiểu đường. Do đó, cùng với việc ăn uống tốt và tập thể dục lành mạnh, một nguồn thư giãn lý thú và ngủ đủ giấc cũng sẽ giữ mức đường của bạn luôn ở trạng thái cân bằng.

7. Bạn có thể tự đánh giá nguy cơ của bản thân

Xét nghiệm máu là cách chắc chắn duy nhất để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn. Bạn có thể trang bị một chiếc máy đo đường huyết để thực hiện những lúc cơ thể mệt mỏi và bạn nghi ngờ nguyên nhân là do đường huyết không ổn định.

Loại thực phẩm hạt dẻ cười tốt cho bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống hàng ngày. Có nhiều loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường trong đó hạt dẻ cười có tác dụng rất tốt  điều trị bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường type 2.
Người bị tiểu đường là những người có hàm lượng đường trong máu rất cao, bởi do nhiều nguyên nhân mà quá trình chuyển hóa glucozo của hormon insulin không hoạt động. Thể bệnh này không trực tiếp gây nguy hiểm nhưng nếu kéo dài mà không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ bị đe dọa đến tính mạng khi xảy ra các biến chứng như suy thận, tai biến mạch máu não,… Hiện nay có một số phương pháp giúp ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường hiệu quả, cả trong đông y và tây y. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì hạt dẻ cười có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bị tiểu đường, nhất là các thể tiểu đường tuýp 2. 

hat-de-cuoi-dieu-tri-benh-tieu-duong
Hạt dẻ cười tốt cho người bị tiểu đường

Theo các nhà khoa học, việc ăn hạt dẻ cười thường xuyên và đều đặn có thể giúp bạn ngăn chặn và điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2. Sau đây là kết quả của một số nghiên cứu và các công bố khoa học liên quan đến vấn đề này.

Một nghiên cứu tại Tây Ban Nha trên 54 người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Số người này được chia ra làm hai nhóm có chế độ dinh dưỡng để dung nạp calo như nhau nhưng chỉ có một nhóm ăn thêm 57 – 60 g hạt dẻ cười mỗi ngày. Sau một thời gian thì cân nặng của hai nhóm là tương đương và hầu như không có gì thay đổi so với trước, tuy nhiên thì kết quả xét nghiệm máu thì hoàn toàn khác nhau. Trong đó, nồng độ đường huyết của nhóm ăn được ăn hạt dẻ cười hằng ngày giảm rõ rệt. Đó là dấu hiệu khả quan cho thấy loại hạt tự nhiên này giúp cơ thể người bị tiểu đường kiểm soát đường huyết rất tốt.

Mặt khác, trong một báo cáo tại Hội nghị Châu Âu về Béo phì ở Sofia (thuộc Bulgaria) thì nhà nghiên cứu Mònica Bulló thuộc Đại học Rovira i Virgili (Tây Ban Nha) đã công bố rằng các dưỡng chất có lợi trong hạt dẻ cười như chất xơ, chất béo không bão hòa, chất chống oxi hóa và cả carotenoid,…có tác dụng kích thích cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa đường, từ đó giúp làm giảm đường huyết một cách dễ dàng và hiệu quả.

Cũng tại hội nghị trên thì một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng các dưỡng chất có trong hạt dẻ cười còn giúp làm giảm lượng cholesterole “xấu” trong cơ thể. Mà đây lại là thủ phạm gây ra tình trạng tắc mạch máu não dẫn đến tai biến. Do đó, mặc dù có hàm lượng chất béo cao nhưng các chất béo không bão hòa có trong loại hạt này lại rất có lợi cho sức khỏe nếu bạn ăn một lượng vừa đủ.

Giải pháp nào dành cho người bị tiểu đường?

Mặc dù đã có nhiều công bố về tác dụng của hạt dẻ cười đối với người bị tiểu đường nhưng trên thực tế thì vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định chắc chắn điều đó. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng tốt nhất là những người mắc thể bệnh này hãy kiểm soát đường huyết bằng cách duy trì cân nặng, có chế độ ăn khoa học và tập luyện thể dục thể thao hợp lý. Bên cạnh đó, để giữ ổn định hàm lượng đường huyết, người bị tiểu đường còn có thể sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên quý như đông trùng hạ thảo dạng nước… từ lâu đã được công nhận về những tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh nói chung và điều trị đái tháo đường nói riêng. Những thảo dược này sẽ mang đến cho bạn hiệu quả bất ngờ chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thôi đấy nhé.

Những điều cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ

Gan có nhiều chức năng quan trọng, trong đó có chức năng tích lũy và chuyển hóa các chất béo.Gan nhiễm mỡ là sự tích lũy bất thường Triglycerid trong tế bào gan > 5% trọng lượng gan hoặc quan sát dưới kính hiển vi thấy > 5% TBG chứa mỡ.

I. SINH LÝ BỆNH:
- Giảm sự oxy hóa acid béo trong tế bào gan
- Gia tăng tổng hợp acid béo trong gan, hoặc tăng lượng acid béo đến gan từ các mô mỡ, từ lượng mỡ ở ruột gia tăng, nhất là sau khi ăn quá nhiều chất béo động vật.
- Thiếu sự kết hợp hay bài xuất triglyceride, cũng như VLDL
II. PHÂN LOẠI:
- Theo nguyên nhân: Gan nhiễm mỡ do rượu và Gan nhiễm mỡ không do rượu
- Theo mô học: Gan nhiễm mỡ đơn thuần và Viêm gan nhiễm mỡ
- Loại nhẹ: Hàm lượng mỡ chiếm 5-10% trọng lượng gan, hay 5-10% TBG chứa hạt mỡ.
- Loại vừa: Hàm lượng mỡ chiếm 10-25% trọng lượng gan, hay 10-25 % TBG chứa hạt mỡ.
- Loại nặng: Hàm lượng mỡ chiếm trên 30% trọng lượng gan, hay hơn 30 % TBG chứa hạt mỡ.
dieu-can-biet-ve-gan-nhiem-mo
Ảnh minh họa

III. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY GAN NHIỄM MỠ:
1. Mãn tính:
- Nghiện rượu bia.
- Béo phì trẻ em và người lớn
- Tiểu đường type II
- Tăng Lipid máu
- Thiếu dinh dưỡng - protein năng lượng, nhịn đói
- Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch kéo dài
- Phẫu thuật nối Hồi Hỗng tràng (trong điều trị béo phì)
- Những rối loạn di truyền về oxy hóa acid béo ở ty lạp thể
- Các bệnh Viêm gan siêu vi B, C, bệnh Wilson
2. Cấp tính:
- Gan nhiễm mỡ trong thai kỳ
- H/C Reye
- Bệnh ói mửa Jamaica do trẻ em ăn quả Akee sống
- Các chất độc dạng hợp chất (carbon tetrachloride, trichloroethylene, phosphorus, fialuridine).

IV. DẤU HIỆU BỆNH:
- Dấu hiệu nhẹ: Phần lớn không có triệu chứng, chỉ phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Có thể biểu hiện mệt mỏi, khó chịu vùng thượng vị (P), tức hai hạ sườn, đầy bụng.
- Dấu hiệu nặng: Vàng da mắt, đau bụng, buồn nôn, nôn, gan to nhẹ. Ở những bệnh nhân GNM do những nguyên nhân khác nhau có kèm theo những triệu chứng toàn thân và dấu hiệu đặc trưng của những nguyên nhân đó.
- BIẾN CHỨNG:
Mỡ là chất gây độc cho TBG có thể trực tiếp làm chết TBG theo chương trình hoặc gián tiếp làm TBG nhạy cảm với 1 số chất độc khác, mỡ gây viêm nhiễm hoại tử TBG, rối loạn vi tuần hoàn ở gan, kích thích tiến trình xơ hóa.
* Gan nhiễm mỡ đơn thuần, nếu điều trị tích cực, loại bỏ nguyên nhân, tiên lượng lành tính.
* Viêm gan nhiễm mỡ có thể gây xơ gan (# 20%), suy gan, HCC, tử vong.

V. ĐIỀU TRỊ:
- Kiêng bia rượu, nếu là GNM do rượu thì có thể sẽ mất sau 1 - 4 tuần
- Chế độ ăn: Hạn chế ăn thực phẩm giàu cholesterol như da và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, hạn chế đường.Nên ăn nhiều rau (tối thiểu 300g/người/ngày) như cải xanh, rau cần tây, rau diếp cá, rau ngót. Quả chín tươi (200g/người/ngày) lưu ý các loại quả chanh, cam, quýt, bưởi. Một số thức ăn có thể xem là “thuốc” giảm mỡ như dầu đậu nành, đậu phụng, nấm hương, nhộng tằm, lá trà, lá sen, hoa hòe, bắp chuối, bắp ngô. Không nên ăn tối quá khuya (sau 19 giờ) Khoảng cách bữa ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ.
- Luyện tập thể dục 30 phút/ngày, đi bộ, thể thao
- Điều trị các Rối loạn chuyển hóa: Tiểu đường (Metformin), tăng Lipid máu (Statin,Omega 3), béo phì, các bệnh viêm gan siêu vi C...
- Ngưng ngay các thuốc độc cho gan, gây tích lũy mỡ trong gan, thay các thuốc an toàn hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ

VI. PHÒNG BỆNH:
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Luyện tập cơ thể thường xuyên
- Kiêng bia, rượu
- Dùng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ
- Khám sức khỏe định kỳ.

Cây thuốc chữa bệnh về gan, kể cả ung thư thời kỳ cuối

Trường hợp người mắc bệnh về gan hiện nay tăng cao.Hầu hết những bệnh nhân phát hiện ra thì đã ở giai đoạn cuối.Dưới đây tôi xin giới thiệu bài thuốc dân gian chữa bệnh gan từ cây an xoa để mọi người tham khảo.

Tôi tên Hòa, 50t, sống ở thị trấn Lộc Ninh, Bình Phước. Khoảng 1 năm trước đây, sức khỏe tôi bỗng suy giảm, da bắt đầu vàng, bụng chướng, ăn uống không được như trước, sức khỏe yếu dần. Thấy hoài nghi về sức khỏe tôi lên bệnh viện Chợ Rẫy ở Hồ Chí Minh, sau một loại các xét nghiệm và kiểm tra các bác sỹ đã chuẩn đoán tôi có một khối u trong gan, và chuyển tôi thẳng vào Bệnh Viện Ung Bướu ở Bình Thạnh.Tại đây các bác sỹ lại chuẩn đoán thêm một lần nữa tôi có khối u gan khoảng bằng 1 trái chanh và đang ở thời kỳ cuối. Cách duy nhất để cứu vãn tình hình đó là mổ lấy khối u, nhưng tỉ lệ thành công là 50%, cho dù ca phẫu thuật có thành công thì tôi chỉ sống được có vài năm.


cay-an-xoa-chua-ung-thu-gan
Cây an xoa chữa các bệnh về gan
Khi tôi và gia đình biết tin thì vô cùng tuyệt vọng và đau buồn, nhưng quyết định về nhà và không phẫu thuật, vì sức tôi cũng đã yếu dần.Tôi biết rất nhiều người mắc bệnh gan như tôi, nhưng bệnh gan có một đặc điểm là không có một biểu hiện bệnh lý nào biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh rất khó biết, kể cả các xét nghiệm và khám thông thường cũng không phát hiện ra, chỉ trừ những biện pháp khoa học kỹ thuật cao như CT, MRI…Đến khi người bệnh thấy biểu hiện bệnh lý phát ra bên ngoài thì đã quá muộn, cũng như tôi khi đã phát hiện ra là đang ở thời kỳ cuối. Ban đầu tôi nặng 59kg, nhưng từ khi phát hiện bệnh, ăn uống dần không được, mỗi ngày chỉ uống được một muỗng sữa, chẳng thèm khát bất cứ thứ gì. Rồi dần dần tôi chỉ còn 39kg, gần như da bọc xương, và nói thẳng ra là chờ chết.
Nhiều người bạn đã chỉ tôi dùng sừng tê giác để chữa bệnh. Cho dù gia đình tôi cũng khó khăn nhưng cũng ráng chạy mua một miếng nhỏ sừng tê giác bằng một đốt ngón tay út. Sừng tê giác chỉ mài uống được 7 lần nhưng bệnh tình hầu như không giảm. Thật tình cờ, tôi đã được một người bạn chỉ một loại cây chữa bệnh gan. Người bạn này đã chỉ cho cây “ an xoa” vốn là một phương thuốc bí truyền của gia đình nhưng vì thương người, người bạn này đã chỉ tôi tận tình.
Người nhà tôi tức tốc đi tìm cây “ an xoa” về sắt nhỏ, rửa sạch, phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi đem nấu nước uống. Ban đầu thì nấu thành một chén nhỏ thật đặc cho tôi uống, sau đó lấy bã còn trong bình nấu loãng thêm 2 chén nữa. Như vậy là một ngày tôi cố gắng uống được 3 chén thuốc, không giống như các cây thuốc nam khác, cây an xoa có vị rất dễ uống, thơm ngon, giống như trà. Khi uống vào bụng tôi cồn cào, như cảm giác bụng đói, hơi khó chịu. 3 ngày đầu uống thuốc, tôi bắt đầu đi ngoài, ban đầu phân vô cùng tanh hôi, và sệt sệt như người hay đi kiết.
Tôi đi ngoài được 3 ngày như vậy, sang ngày thứ tư là bắt đầu đi phân bình thường, bắt đầu có cảm giác thèm ăn, nhìn bất cứ thứ gì cũng muốn ăn mặc dù trước đây không hề có. Giấc ngủ tôi cũng sâu và ngon hơn trước. Lúc đầu tôi ăn được vài muỗng cháo, sau đó tăng lên một chén, 2 chén, rồi chuyển qua thèm cơm, rồi từ từ tôi đã ăn uống lại bình thường, da dẻ dẻ hồng hào, không còn vàng da như trước. Đặc biệt bụng tôi bắt đầu xẹp dần, thon gọn trở lại, Quá trình chuyển biến từ uống một muỗng sữa sang ăn cơm, da dẻ hồng hào, khỏe mạnh chỉ vẻn vẹn trong vòng 3 tháng. Người nhà tôi đã đưa tôi xuống Bệnh Viện Ung Bướu tái khám, thật không ngờ khối u trong gan đã biến mất, chỉ còn lại lớp bọc bên ngoài nhỏ như đầu ngón tay út. Các bác sỹ và người nhà tôi cũng hết sức ngỡ ngàng, bệnh tình tôi đã khỏi và khỏe mạnh trở lại.
Cây “ an xoa” quả đúng là thần dược, đã đưa tôi từ cõi chết trở về. Lúc này tôi mới biết quý sinh mạng của mình hơn, và thương những người cùng cảnh ngộ không may mắn gặp được thần dược như tôi.Từ khi phát hiện loài cây này, tôi đã chỉ rất nhiều người bệnh về gan như : viêm gan siêu vi B, C, ung thư gan, men gan cao, hay thậm chí những người hay đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ đều khỏi hẳn, kể cả những người yếu tim
Cây an xoa không chỉ chữa bệnh gan, mà an xoa còn chữa bệnh đại tràng cực kỳ hay, kể cả những người bệnh trĩ. Thật ra chức năng chính của cây an xoa là giải độc gan, viêm , sưng tấy ở hệ ruột. Ngoài chức này thì tôi chưa biết đến công dụng nào khác. Nhưng tất cả các bệnh về gan tôi chắc chắn với mọi người rằng tất cả các bệnh liên quan đến gan nó đều chữa được, kèm theo kích thích tuần hoàn, tiêu hóa cực tốt, ăn được, ngủ được. Ngoài công dụng chữa bệnh nó còn là một thần dược để làm đẹp da, nhiều chị em trở nên hồng hào, mặt căng tròn trông trẻ hơn rất nhiều.


cay-an-xoa-chua-ung-thu-gan
Cận cảnh trái cây an xoa
Tôi đã uống rất nhiều loại thuốc nam, không có cây nào dễ uống, khỏe mạnh, đẹp da, giảm mỡ gan, giảm mỡ bụng hiệu quả bằng cây an xoa. Trái của cây an xoa Nhờ ơn cứu mạng của cây an xoa, nên tôi đã cố gắng chia sẽ tất cả những gì tôi biết về loại cây này sẽ đến các bác, cô, chú, anh, chị, em gần xa.
Tại Bình Phước, loại cây này hiện nay đang được nhiều bà con dùng, cho dù bệnh, hay không bệnh đều dùng cây này nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày. Nhưng chỉ một phần nào đó, vì cây thuốc quý này không phải ai cũng biết và tin dùng. Nhưng trong tương lai, bằng tấm lòng của mình tôi sẽ chỉ cho nhà nhà, người người đều dùng để bà con được khỏe mạnh, vui vẻ.
Tôi mong các anh chị, cô chú, các bạn nếu ai trong tình cảnh như tôi có thể tìm đến loại cây này để chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo này. Hiện nay tôi chỉ biết cây an xoa mọc ở khu vực tỉnh Bình Phước, nơi gần biên giới, và mọc hoang gần các đường mương. Nếu có cơ hội bà con cô bác có cơ duyên gặp được cây này và mang về sắc thuốc uống để chữa bệnh. Chú ý Do cây thuốc có nhiều cây na ná như nhau, có một loại cây rất giống với cây “ an xoa” từ lá, thân, cho đến bông, và cả trái. Tuy nhiên cây này mới ra trái có màu đen, chứ không màu xanh như cây an xoa và chưa biết có công dụng gì. Mong bà con cần quan sát kỹ trước khi hái về uống. Trái cây an xoa có thể hơi ngứa, nên bà con nhớ bỏ trái, chỉ lấy lá, thân, cành để nấu nước uống mà thôi.

Giật mình với những bệnh liên quan đến lá gan của bạn


Ngày nay con người phải đối mặt với môi trường ô nhiễm, thực phẩm chứa chất độc hại. Đây chính là nguy cơ đe dọa sức khỏe con người và gây ra bệnh nguy hiểm cho lá gan của cơ thể người.

Bệnh về gan ngày càng gia tăng:
Theo những thống kê gần đây cho thấy, nước ta có tỉ lệ mang virus viêm gan B rất cao khoảng 15-20% (có khoảng 10 triệu người đang bị nhiễm bệnh). Theo TS BS Bùi Hữu Hoàng, Khoa Tiêu hóa – Gan mật BV ĐHYD TPHCM, Việt Nam thuộc vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan virus đặc biệt đối với siêu vi A và B. Ở các nước đang phát triển như nước ta hơn 90% dân số đều đã có nhiễm HAV. Bệnh thường tự giới hạn , khoảng 10% rơi vào mãn tính .Trẻ em tuổi càng nhỏ nhiễm virus tỉ lệ rơi vào mãn tính càng cao khoảng,hơn 90% nếu nhiễm vào lúc chu sinh. Khoảng 40% người viêm gan siêu vi B mãn chết vì biến chứng xơ gan ,ung thư gan. Về biến chứng ung thư gan, thông tin mới nhất tại Hội nghị Gan mật Châu Á Thái Bình Dương tại Bắc Kinh diễn ra vào cuối tháng 3 năm 2010 cũng cho biết,ung thư gan đứng hàng thứ 5 trong các ung thư ở nam, đứng hàng thứ 8 ung thư ở nữ ; 80% xảy ra ở các nước đang phát triển, nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ hai trên thế giới và đa phần chẩn đoán đã quá muộn. Nguyên nhân chính là do virus viêm gan B ,C và tỉ lệ ung thư gan ngày càng tăng; do vậy điều trị hiệu quả viêm gan B , C là ngăn chặn phần lớn ung thư gan.

Trong những năm gần đây, mỗi năm, Việt Nam có đến 10.000 ca mắc bệnh mắc bệnh mới, và trở thành quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư gan hàng đầu thế giới. Phần lớn các bệnh nhân lại phát hiện bệnh trong giai đoạn trễ nên việc chữa trị không còn hiệu quả. Theo “Ghi nhận ung thư quần thể” tại TP.HCM 2006, ung thư gan đứng hàng thứ 1 ở nam giới với xuất độ 24,2/100.000 dân và đứng hàng thứ 5 ở nữ giới với xuất độ 6,2 / 100.000 dân.Tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, mỗi năm tiếp nhận khoảng 500 ca ung thư gan mới.

Bên cạnh bệnh viêm gan và ung thư gan, tình trạng gan nhiễm mỡ hay xơ gan cũng đáng báo động. Nguyên nhân là do thói quen ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều chất béo, thừa chất cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh gan nhiễm mỡ. Tại các nước trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ chiếm từ 10-24% dân số. Ở Việt Nam, do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, số bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các đối tượng ít vận động, nhân viên văn phòng, người nghiện bia rượu.v.v...
cac-benh-lien-quan-den-gan
Nhiều bệnh liên quan đến gan nguy hiểm cho cơ thể

Tự phòng ngừa bệnh gan như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế về Tiêu hóa – Gan mật, mặc dù có nhiều bệnh gan không thể phòng ngừa được , con người vẫn có nhiều cách để bảo vệ gan ít tổn thương nhất. Không nên uống rượu nhiều nhất là phụ nữ. Những người bệnh gan nên kiêng rượu, bia hoàn toàn. Những người trong gia đình có người bệnh gan ứ sắt hay xơ gan mật nguyên phát nên test máu thường xuyên để kiểm tra bệnh này, nếu có bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Nên giữ cân nặng trung bình , không ăn nhiều chất béo . Các thuốc có độc cho gan nên tránh . Không nên hút thuốc lá vì làm tăng nguy cơ ung thư gan và làm tăng thêm độc tính các thuốc có hại cho gan. Bên cạnh đó, tránh dùng quá nhiều thuốc giảm đau hay kết hợp nhiều loại thuốc bởi khi đó sẽ làm cho các tế bào và cơ quan của gan mệt mỏi vì phải làm việc quá nhiều, dẫn đến sinh bệnh. Tốt nhất là uống thuốc theo đơn và không được tự ý mua thuốc điều trị. cần thực hành tốt vệ sinh, an toàn tình dục, không dùng chung bơm kim tiêm, tiêm vaccine là cách để phòng bệnh viêm gan siêu vi tốt nhất. Với trẻ em thì đảm bảo cho trẻ được tiêm vaccine đúng thời hạn. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù bệnh gan hầu như không do thức ăn gây ra hay có thể ngăn ngừa bệnh bằng con đường ăn uống nhưng có sự tương quan, nhất là bệnh gan nhiễm mỡ thường đi kèm với tình trạng béo phì.

Bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát hiện sớm một cách dễ dàng nhờ vào các xét nghiệm máu đơn giản. Việc phát hiện sớm viêm gan B mạn tính giúp gia tăng hy vọng ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan bằng cách khám sức khỏe định kỳ và điều trị với những loại thuốc đặc trị mới. Và một điều đáng mừng là hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại thuốc chăm sóc, bảo vệ cho lá gan có nguồn gốc từ thảo dược, từ những “cây nhà lá vườn” vừa đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng và giá cả phù hợp với thu nhập của người Việt nam.

Bí quyết phòng bệnh tiểu đường ai cũng có thể làm được

Để phòng bệnh tiểu đường, các bạn nên hạn chế thời lượng xem tivi và loại bỏ thói quen thức khuya, dậy muộn, chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao hợp lý

Ba triệu người ở Anh hiện đang bị bệnh tiểu đường loại 2 và có khả năng tử vong. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo con người cần phòng bệnh tiểu đường một cách triệt để. Có nhiều cách phòng bệnh mà tất cả mọi người đều có thể làm được, đơn giản nhất là thay đổi lối sống của mình theo hướng tích cực.

Bạn có thể cắt giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường chỉ bằng cách giảm thời gian xem tivi và tránh thức đêm. Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ hay bệnh tim cao gấp 5 lần so với những người khỏe mạnh.

bi-quyet-phong-ngua-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Trong một nghiên cứu với hơn 3.000 người lớn thừa cân tham gia trong một chương trình phòng chống bệnh tiểu đường ở Mỹ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người ngồi một chỗ trong nhiều giờ sẽ có khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao 3,4% so với những người thường xuyên vận động.

Các nghiên cứu đã kết luận: "Các chương trình can thiệp lối sống trong tương lai nên cân nhắc cả việc giảm thời lượng xem tivi và loại bỏ thói quen ít vận động để phòng bệnh tiểu đường, chứ không chỉ khuyến khích tăng cường hoạt động thể chất".

Trong phần thứ hai của nghiên cứu được thực hiện tại Hàn Quốc, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thức khuya và dậy muộn có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn so với những người dậy sớm - ngay cả khi họ có được cùng một thời lượng giấc ngủ.

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Nan Hee Kim nói: "Bất kể lối sống như thế nào, những người thức khuya phải đối mặt với một nguy cơ bị các vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường cao hơn những người ngủ sớm, dậy sớm".

Richard Elliott, chuyên gia nghiên cứu tại Tổ chức từ thiện Tiểu đường Anh, cho biết: "Nghiên cứu này càng củng cố thêm minh chứng rằng giảm thời gian ngồi hoặc nằm lì một chỗ sẽ giúp giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường".


tap-the-duc-thuong-xuyen-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong
Tập thể dục thường xuyên giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Một số thói quen sống tốt giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:

- Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau giúp bạn ổn định trọng lượng tốt hơn, giảm thiểu lượng mỡ thừa, từ đó kéo theo tác dụng giữ lượng đường trong máu được ổn định.
- Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao,có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol: Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyến cáo huyết áp nên duy trì ở mức thấp hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa những biến chứng thường đi kèm bệnh tiểu đường.
- Tăng cường vận động: Vận động giúp cơ thể tăng cường sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn giảm cân, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Trứng một loại thực phẩm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo các nhà khoa học, tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường của trứng là do giàu dưỡng chất có lợi, tác động tới quá trình chuyển hóa glucose và hiệu ứng giảm viêm cao.

Đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu dài kỳ ở nhóm đàn ông độ tuổi từ 42 đến 60 của các chuyên gia ở Đại học Eastern Finland, Phần Lan vừa công bố đầu tháng Tư vừa qua. Nghiên cứu phát hiện thấy những người ăn trứng thường xuyên thì hàm lượng đường trong máu thấp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2 thấp hơn so với nhóm ăn ít hoặc không ăn trứng bao giờ.

Theo nghiên cứu, ăn khoảng 4 quả trứng mỗi tuần giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 tới 37% ở nam giới so với những người chỉ ăn một quả trứng mỗi tuần. Hiệu ứng này đã tính đến một số yếu tố gây nhiễu như hoạt động thể chất, trọng lượng cơ thể, thói quen hút thuốc lá và tiêu thụ trái cây, rau quả.


ăn-trung-chong-lai-benh-tieu-duong
Ăn trứng có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường
Xem thêm:
Các triệu chứng của tiểu đường type 1
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường - Đái tháo đường

Theo các nhà khoa học, tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tiểu đường của trứng là do giàu dưỡng chất có lợi, tác động tới quá trình chuyển hóa glucose và hiệu ứng giảm viêm cao.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo, nếu lạm dụng, ăn trên 4 quả trứng 1 tuần sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho nhóm mắc bệnh đái tháo đường týp 2.

Tiểu đường hay đái tháo đường, hoặc bệnh dư đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc-môn insulin tuyến tụy bị thiếu hụt hay suy giảm, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Khi mới mắc bệnh thường có dấu hiệu tiểu nhiều, tiểu ban đêm, nên gây khát nước. Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư. Đái tháo đường cũng là căn bệnh có liên quan nhiều đến lối sống, nhất là trong bối cảnh cuộc sống vật chất đang được cải thiện như hiện nay. Tỉ lệ mắc bệnh ở Ấn Độ hiện nay đã lên tới mức báo động với trên 61 triệu người mắc bệnh. Cách tốt nhất để kiểm soát bệnh đái tháo đường được thực hiện một vài thay đổi về lối sống, bao gồm chế độ ăn uống có kiểm soát và hoạt động thể chất đều đặn. Thực đơn trọng tâm đến các loại thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ biến động về đường huyết.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng gửi thắc mắc về hòm thư:luongynguyenthiphu@gmail.com

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Phú

Điện thoại: 0906.240.900

Địa chỉ: Số nhà 33A1 – Tổ 1 – Tiểu Khu 9 – TT Lương Sơn – Hòa Bình




Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin. Tăng glucose máu thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

Với người bệnh đái tháo đường, việc kiểm soát đường máu tốt là vô cùng quan trọng! Nếu như việc thay đổi thói quen ăn uống và luyện tập chưa kiểm soát tốt được mức đường máu thì cần phải kết hợp với dùng thuốc, việc chỉ định dùng thuốc là do bác sĩ điều trị của bạn quyết định.

Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường có thuốc uống hạ đường máu và insulin để kiểm soát lượng đường khi thực hiện chế độ ăn và tập thể dục không kiểm soát được đường máu.


Mục tiêu điều trị: Mục tiêu kiểm soát đường máu theo ADA 2010
- HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung cho cả ĐTĐ týp 1 và týp 2.
- Glucose máu lúc đói nên duy trì ở mức: 3,9 - 7,2 mmol/L (70 - 130mg/dl).
- Glucose máu sau ăn 2 giờ <10mmol/L (<180mg/dl).

Sử dụng Insulin như thế nào
Cơ sở sử dụng insulin: Người bệnh đái tháo đường týp 1 phụ thuộc vào insulin ngoại sinh để tồn tại. Ngược lại, người bệnh đái tháo đường týp 2 không phải phụ thuộc insulin ngoại sinh để tồn tại. Nhưng sau một thời gian mắc bệnh nhiều người đái tháo đường týp 2 có giảm sút khả năng sản xuất insulin, đòi hỏi phải bổ sung insulin ngoại sinh để kiểm soát glucose máu một cách đầy đủ.

Phân loại Insulin: Sử dụng insulin để đạt được hiệu quả kiểm soát chuyển hoá glucose tốt nhất đòi hỏi sự hiểu biết về khoảng thời gian tác dụng của các loại insulin khác nhau.

Loại Insulin
Tên biệt dược
Đường tiêm
Màu sắc
Tác dụng nhanh
Apart (NovoLog)
Lispro ( Humalog)
Tiêm tĩnh mạch/
Tiêm dưới da
Trong
Tác dụng ngắn
Insulin Actrapid HM
Humulin R
Scilin R
Tiêm tĩnh mạch/
Tiêm dưới da
Trong
Tác dụng trung bình
Insulatard HM
Humulin N
Scilin N
Tiêm dưới da
Đục
Tác dụng kéo dài
Glargin (Lantus)
Determir (Levermir)

Tiêm dưới da
Trong
Hỗn hợp
Insulin Mixtard HM 30/70
Humulin M70/30
Scilin M30
NovoMixt
Tiêm dưới da
Đục


Liều tiêm Insulin: bất kỳ phác đồ điều trị nào thích hợp phải được xem xét cho từng đối tượng bệnh nhân riêng biệt và phải được đánh giá lại liên tục. Thông thường phác đồ đơn giản nhất đạt được mục tiêu điều trị sẽ được lựa chọn để áp dụng. Hầu hết người bệnh đái tháo đường týp 1 cần ít nhất 2 lần tiêm insulin một ngày và nhiều người cần đến 3 - 4 lần tiêm một ngày. Trường hợp cần điều trị với 1 hoặc 2 mũi tiêm hàng ngày, thường kết hợp với các thuốc hạ glucose máu bằng đường uống ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

Quy trình tiêm: Insulin nên được tiêm vào tổ chức dưới da. Người bệnh có thể tự tiêm bằng cách kéo nhẹ da lên và tiêm ở góc 90 độ. Những người gầy hoặc trẻ em có thể dùng kim ngắn hoặc có thể véo da lên và tiêm góc 45 độ để tránh tiêm vào cơ, đặc biệt ở vùng đùi. Sau khi dùng bút tiêm insulin, kim nên lưu lại trong da 5 giây sau khi đã ấn toàn bộ bơm tiêm pittông để đảm bảo cung cấp toàn bộ liều insulin. Tiêm insulin vào tổ chức dưới da của bụng thường được ưa dùng, nhưng cũng có thể tiêm mông, đùi hoặc cánh tay. Không nên sử dụng đường tiêm insulin vào bắp hàng ngày. Thay đổi vị trí tiêm là cần thiết để ngăn ngừa phì đại hoặc teo tổ chức mỡ dưới da tại nơi tiêm. Người ta thường quay vòng trong một vùng (ví dụ quay vòng trong các mũi tiêm có hệ thống trong vùng bụng) hơn là quay vòng trong những vùng khác nhau mỗi lần tiêm. Những vùng phì đại mỡ thường hấp thu insulin chậm hơn.

Bảo quản insulin: Lọ insulin không được sử dụng nên để vào tủ lạnh (ngăn mát). Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp và lắc nhiều có thể làm hỏng insulin. Insulin đang sử dụng có thể giữ ở nhiệt độ phòng để hạn chế gây kích thích vị trí tiêm.

Một số lưu ý khi sử dụng Insulin:
+ Insulin tác dụng nhanh nên được tiêm ngay trước hoặc sau bữa ăn. Insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp cần được lăn tròn lọ thuốc trước khi sử dụng.
+ Không được trộn lẫn với bất kỳ loại insulin khác trong cùng bơm tiêm do pH không tương thích.
+ Insulin cũng có thể gây dị ứng với biểu hiện sẩn ngứa trên da, ngứa tại chỗ tiêm insulin.
+ Ngăn ngừa tình trạng hạ đường máu quá mức bằng cách tiêm đúng liều theo chỉ định của bác sĩ và không được bỏ bữa ăn.

Các thuốc viên uống hạ đường máu
Thuốc uống hạ đường máu có thể làm cho tuyến tuỵ tiết nhiều insulin hơn, giúp gan giảm sản xuất đường, làm cho các cơ sử dụng nhiều đường, hoặc làm chậm sự phân huỷ tinh bột thành đường.
Có những thuốc uống nào để điều trị đái tháo đường týp 2? Có các nhóm thuốc uống điều trị đái tháo đường và một số loại thuốc uống kết hợp hai loại thuốc. Mỗi nhóm thuốc có một cách tác dụng khác nhau giúp kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường.

Thuốc kích thích tuỵ tiết insulin: Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tuỵ tiết insulin, bao gồm nhóm Sulfonylurrea và nhóm glinides.
Nhóm sulfonylurea có các thuốc như: gliclazid (Diamicron MR 30mg, Diamicron 80mg, Predian 80mg. Glimepirid (Amaryl 2- 4 mg). Glibenclamid (Glibenhexal 3,5mg). Glyburide (1,25/ 2,5/ 5mg). Glipizide (Glucotrol 5/10mg). Thuốc được dùng trước bữa ăn, có thể uống 1 – 2 lần/ngày tùy thuộc từng loại thuốc cụ thể. Tác dụng phụ hay gặp: hạ đường máu quá mức. Không dùng được nhóm thuốc này cho người bị đái tháo đường týp 1, phụ nữ đái tháo đường mang thai, suy gan, suy thận nặng.
Nhóm glinides (Meglitinide): tác dụng của thuốc giống sulfonylureas nhưng ngắn hơn và yếu hơn. Thuốc được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, và được chuyển hoá hoàn toàn ở gan. Thời gian bán huỷ là dưới 1 giờ, nên gây tăng insulin nhanh và trong thời gian ngắn. Uống thuốc 1-10 phút trước bữa ăn, thường là bữa chính. Hiện nay có một số thuốc như: meglitinide (Starlix), repaglinide (Prandin, Novonorm viên 1 và 2mg). Thuốc có thể dùng được cho bệnh nhân suy thận hoặc bệnh nhân lớn tuổi. Thuốc có thể gây tăng cân, gây hạ đường máu nhưng ít hơn sulfonylurea.
Biguanide: Thuốc duy nhất còn sử dụng làm metformin (1,1-dimethylbiguanide hydrochloride).

- Tác dụng chủ yếu là ức chế sản xuất đường từ gan và tăng tính nhạy cảm của cơ thể đối với insulin.
- Hiệu quả là làm giảm đường máu.
- Thường dùng giữa hoặc sau bữa ăn để tránh tác dụng không mong muốn (như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng có thể xảy ra trong những ngày đầu dùng thuốc).
- Ưu điểm: Metformin không gây tăng cân và có thể cải thiện mức độ cholesterol. Nó không gây ra hạ đường máu khi sử dụng một mình.
- Tác dụng phụ hay gặp là buồn nôn, tiêu chảy, hoặc mất cảm giác ngon miệng. Nhiễm toan lactic là tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng rất hiếm.
- Metformin có thể không phù hợp khi bệnh nhân có suy thận, hoặc các bệnh lý về hô hấp nặng, bệnh nhân 80 tuổi trở lên, đang dùng thuốc điều trị suy tim, có tiền sử bệnh gan, uống rượu quá nhiều.
- Có thể điều trị kết hợp với thuốc sulfonylurea hoặc insulin.
Thiazolidinediones
- Thuốc làm tăng nhạy cảm của cơ và tổ chức mỡ với insulin bằng cách hoạt hoá PPARγ, vì vậy làm tăng thu nạp glucose từ máu. Thuốc làm tăng nhạy cảm của insulin ở cơ vân, đồng thời ngăn cản quá trình bài tiết glucose từ gan.
- Loại thuốc chính sẵn có là Pioglitazone, thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác hoặc insulin. Tác dụng phụ bao gồm tăng cân, giữ nước và rối loạn chức năng gan. Khi dùng thuốc xét nghiệm chức năng gan nên được làm thường quy 2 tháng 1 lần.

Các thuốc có ảnh hưởng đến hấp thu glucose (Alpha-Glucosidase Inhibitor) ức chế hấp thu đường, làm giảm đường máu sau ăn.
- Thuốc nhóm này có: Glucobay (50 mg và 100mg).
- Tác dụng phụ thường gặp: đầy hơi và tiêu chảy.
- Thuốc cần sử dụng phối hợp với một loại hạ glucose máu khác. Thuốc được uống ngay trong khi ăn.
- Ưu điểm: thường không gây tăng cân, không gây ra biểu hiện hạ đường máu khi được sử dụng một mình.
- Lưu ý: Bởi vì các thuốc này làm việc trực tiếp trong ruột, những người có viêm đường ruột, bệnh đường ruột khác không nên dùng chúng.
- Thường được sử dụng phối hợp với một số thuốc tiểu đường khác.

Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin
- Các thuốc đồng phân GLP-1 (Glucagon - like Peptide 1): Có tác dụng kích thích tiết insulin khi nồng độ đường máu tăng lên sau ăn. Hậu quả là làm giảm đường máu sau ăn. Tác dụng phụ: Buồn nôn gặp ở 15 - 30% BN (thường tự hết), hạ đường máu có thể xảy ra khi dùng cùng thuốc kích thích tiết insulin.
- Thuốc ức chế DPP IV: Có tác dụng kích thích tiết insulin khi nồng độ đường máu tăng lên sau ăn. Ưu điểm: không gây tăng cân. Tác dụng phụ thường gặp: thỉnh thoảng có thể gây khó chịu dạ dày và tiêu chảy, đau đầu, đau họng. Lưu ý: nếu có vấn đề về thận, cần được giảm liều.
Làm thế nào thuốc điều trị đái tháo đường có thể giúp kiểm soát đường máu
Nói chung, thuốc đái tháo đường sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các loại thuốc này đạt hiệu quả tốt nhất khi được sử dụng phối hợp với chế độ ăn và tập thể dục.

Bệnh nhân không tự động điều chỉnh liều thuốc điều trị đái tháo đường nếu không có hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý bỏ thuốc, không rút bớt mũi tiêm insulin. Bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.Tốt nhất bệnh nhân phải tự theo dõi đường máu thường xuyên.

Bạn cũng nên biết rằng:
+ Chế độ ăn uống và tập thể dục là chìa khóa để quản lý bệnh đái tháo đường.
+ Thuốc uống điều trị đái tháo đường đôi khi không có tác dụng sau một vài tháng hoặc nhiều năm.
+ Chuyển đổi một thuốc điều trị đái tháo đường cũng như phối hợp thêm thuốc vào điều trị hiện tại của bạn là cần thiết khi các thuốc đang điều trị không đạt được mục tiêu kiểm soát đường máu.
+ Ngay cả khi thuốc uống điều trị đái tháo đường đem lại lượng đường trong máu của bạn ở gần mức bình thường, bạn vẫn có thể cần dùng insulin nếu bạn có một nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc cần thiết phải phẫu thuật.
+ Nếu bạn dự định có thai, bạn nên chuyển sang tiêm insulin cho đến khi em bé được sinh ra.
+ Không có thuốc "tốt nhất" hoặc điều trị cho bệnh đái tháo đường týp 2.

Bạn có thể phải cần nhiều hơn một loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc một sự kết hợp của thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Điều trị đái tháo đường có thể sử dụng một loại thuốc đơn độc hay phối hợp nhiều loại thuốc với nhau, có thể tiêm insulin hoặc phối hợp giữa thuốc uống với tiêm insulin. Bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ nào cho phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.

Làm gì để sống chung với bệnh tiểu đường

Hiện nay, căn bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, cứ mỗi 100 người thì một người bị. Như vậy, ai trong chúng ta cũng có khả năng bị bệnh tiểu đường. Điều đáng nói, căn bệnh này cũng tương đối nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

Mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của mình, các tế bào cần đến một chất gọi là “insulin”. Insulin giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi “tụy tạng” (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử.

Ở người bị tiểu đường, cơ thể bị thiếu insulin (type 1) hoặc insulin không có tác dụng ( type 2) nên không đưa được đường vào tế bào, các cơ quan và lượng đường này được dự trữ ở gan. Điều này làm cho lượng đường trong máu tràn ngập và là nguồn thức ăn cho các loại khuẩn, trong khi đó cơ thể lại bị thiếu năng lượng trong một thời gian và sinh ra các biến chứng như mù mắt, suy thận, suy tim, hoại tử chân tay…



lam-gi-de-song-chung-voi-benh-tieu-duong
Ảnh minh họa
Để phòng chống bệnh tiểu đường bạn cần phải phòng chống bệnh béo phì, không uống rượu bia nhiều, gia tăng hoạt động thể lực, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể các biểu hiện về huyết áp, cân nặng.
Điều trị và chống chọi với bệnh tiểu đường đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và cần theo dõi lâu dài. Cần phối hợp giữa việc ăn uống các thực phẩm chứa ít đường, ít béo, ít cholesterol, tập thể dục đều đặn hàng ngày và dùng thuốc.

Thảo dược – “người bạn tốt” đồng hành với bệnh tiểu đường
Các loại thuốc tân dược cho bệnh nhân tiểu đường hiện nay thường là các loại thuốc ức chế chức năng gan, làm chậm quá trình chuyển hóa đường và cholesterol, ức chế hấp thụ đường từ ruột non. Lợi ích của các loại thuốc tân dược là điều trị nhanh và tiện lợi tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian dài, chúng có thể ảnh hưởng tới xương, bao tử, thận.
Bên cạnh tân dược, một số loại thảo dược cũng được chứng minh có tác dụng đáng kể và lành tính đối với căn bệnh này. Thảo dược giúp giữ chỉ số đường huyết ổn định nhưng không xuống quá thấp và không xảy ra tác dụng phụ khi dùng lâu dài.
 
Một số loại thảo dược đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc kiểm soát đường huyết như:
- Linh chi (tên khoa học Garnoderma lucidum) có tác dụng cải thiện rối loạn tiêu hóa, giảm mỡ máu, giảm nguy cơ tai biến bệnh tiểu đường.
- Huyền sâm (Radix Scrophulariae) và Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) có tác dụng điều hòa huyết áp ở các bệnh nhân tiểu đường. Huyền sâm còn có tác dụng cải thiện triệu chứng háo khát, bứt rứt.
- Hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae persimilis); cà rốt (Radix Dauci carotae); quả nhàu ( Fructus Morindae citrifoliae) có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa ở người tiểu đường.
- Khổ qua, sinh địa, linh chi và thêm cỏ ngọt (Folium Steviae) có tác dụng hồi phục hoạt động của tụy làm tăng sản sinh insulin, giảm đường huyết.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả trong dân gian

Việc điều trị bệnh tiểu đường bằng các loại thuốc tây vừa gây cho bệnh nhân mệt mỏi lại ảnh hưởng về kinh tế, gây biến chứng các bệnh khác.Xin giới thiệu đến bạn đọc cách trị bệnh tiểu đường bằng các cây thuốc nam trong dân gian quanh ta.
cay-thuoc-nam-chua-benh-tieu-duong-hieu-qua
Cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường rất công hiệu và an toàn không gây biến chứng mà nhiều người không biết cứ lầm tưởng điều trị tây y hiệu quả quên đi các giá trị mà bài thuốc cổ truyền trong dân gian mang lại. Việc tìm các vị thuốc nam không khó vì đây là cây thuốc, cây cỏ quanh nhà, mà chúng ta rất dễ gặp như mướp đắng( khổ qua), nha đam (lô hội), húng quê… Các loại cây này giúp giảm bớt các triệu trứng do tiểu đường gây ra rất hiệu quả cho những người mắc bệnh tiểu đường.
>> Đa số người trung niên tuổi trở lên bị thoái hóa đốt sống cổ, hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này để có biện pháp phòng và chữa tốt nhất.

cay-thuoc-nam-chua-benh-tieu-duong
Cây húng quế chữa bệnh tiểu đường
Dưới đây là danh sách cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường dễ kiếm:

1. Phát tiêu (Sulfate de Soude), uống 1-2 ngày đầu, mỗi lần chừng 1 muỗng cà phê, cho xổ sạch. Rồi lấy trái đu đủ chín ương ương, não nhỏ(bỏ vỏ), đàn vào dĩa lớn, rắc đường phơi sương 1 ngày 1 đêm. Ăn tới khỏi. Rất hay.(Thuốc dân gian)

2. Trứng gà tốt, có trống, bỏ vào ly đổ dấm ngập(Được dấm thanh thì hay hơn), ngâm 1 đến 2 ngày, bóc vỏ ăn hết, ăn độ 5-6 ngày là hết bệnh. Thần hiệu.

3. Hai lá lách heo bỏ màng mỏng ngoài, rửa sạch hầm chung với nước râu bắp cho chín kỹ. Ăn cả cái lẫn nước(râu bắp 1 nắm nấu kỹ bỏ bã, lấy nước nấu lá lách). Ăn mấy ngày, đo độ đường, nếu thấy xuống bình thường thì ngưng ăn, kẻo xuống thấp quá.

4. Tầm gửi cây giâu, nhai nuốt mỗi lần 7 búp (đàn ông) hay 9 búp (đàn bà)

5. Hạt me chua, sao vàng úp xuống đất, làm 3 lần như vậy. Sắc uống.

6. Bông mã đề hái phơi trong râm cho khô, sắc uống như trà.

7. Dứa gọt bỏ lõi, bỏ lá lách heo vào trong, nấu cách thủy, xay ăn độ ¾ trái.

8. Giây mướp đắng phơi khô trong râm, (Sao vàng hạ thổ). Sắc uống

9. Hạt kê (svht) nấu ăn

10. Nấm Linh chi 1 chỉ – Tam thất 1 chỉ – Qui Đông 4 chỉ rưỡi. Nấu 15 phút, uống thay trà, khi nào thấy độ đường xuống trung bình thì thôi(Một người cho Cha Đỗ Bá Công)

11. Khế thái mỏng phơi khô(trong râm), sáng nấu một bốc, với nửa lít nước, uống cả ngày. Sau 3 tháng độ đường xuống bình thường, có ăn ngọt cũng không lên độ(một ông ở Houston cho LM Linh Uy)

12. Cải soong, củ cải, cần tây, mùi tây, tía tô, cà rốt, cả bắp, xay ép lấy nước uống.

13. Lá cây hồng ăn trái, phơi trong râm, nấu nước uống thay nước trà.

14. Gạo nếp, gạo tẻ đều 50g, nấu cháo nhừ, củ cải, gọt vỏ, xay nát, thêm gia vị bỏ vô chảo nấu sôi, ăn 2 lần trong ngày. Ăn 3 ngày.

15. Đậu xanh bỏ vỏ 100g nấu nhừ, bí đao bỏ vỏ 200g, xay nát, thêm gia vị, bỏ vô chảo nấu sôi, ăn nóng, lúc đói, 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

16. Dứa 1 quả (gần chín) độ 500g. Khoét núm, bỏ lõi đi, bỏ 10g phèn chua vô trong, đậy nắp lại, lấy tăm ghim chặt. Nướng trên than củi, khi nào vỏ cháy xám, nạo ruột cho bệnh nhân ăn, 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

17. Đu đủ gần chín, 1 gủa độ 300g, gọt vỏ, khoét núm, bỏ hạt, bỏ đường phèn 30g vô trong, ghim nắp lại, chưng chín, ăn 1 lần trong ngày. Ăn 3 ngày liền.

18. Táo đỏ 7 quả, kén tằm (còn con nhộng) 7 tổ. ninh nhừ, uống nước. Uống 2 ngày hết bệnh.

19. Cuống rau muống 60g, râu ngô 30g. Rửa sạch nấu nước uống.

20. Củ cải tươi, bỏ vỏ, 250g, nấu với cá muối khô 25g. Cách ngày ăn 1 lần.

21. Rau cần 500g. Rửa sạch xay, lọc nước đun lên uống.

22. Lá lách heo 1 bộ, rửa sạch, rửa sạch thái nấu chín(không bỏ muối), đập vào 3 quả trứng gà (có trống) với 60g củ cải cúc, nấu sôi, ăn cả nước và cái, ngày 1 lần.

23. Lá lách heo 1 bộ, hạt bo bo 60g. Nấu ăn 1 lần trong ngày.

24. Đậu đũa luộc ăn lạt.

25. Vỏ con sam(đốt cháy) 5 chỉ. Cây vú sữa (Sao vàng) 5 chỉ. Nấu uống hằng ngày thay trà. Rất công hiệu. ban Y Tế Cần Thơ cung cấp.

26. Hoài Sơn – Phòng đảng sâm – Chích cam thảo – Chích huỳnh kỳ – Sanh bạch truật – Cát Căn; đều 5 chỉ. Sắc 6 chén còn 3 chén, uống 3 lần. (Đỗ Phong Thuần)

27. Hoài sơn 5 chỉ -Phong đảng sâm 5 chỉ – Chích huỳnh kỳ 4 chỉ – bạch truật 4 chỉ – thăng ma 3 chỉ – Cát căn (nướng) 3 chỉ- Vỏ biển đậu 3 chỉ – Chích cam thảo 3 chỉ. Sắc 8 chén còn 3 chén, uống 3 lần (Đỗ P.Thuần)

28. Gà giò bằng 2 vốc tay làm sạch, chanh thái mỏng phủ kín gà. Chưng cách thủy khi chín ăn cả gà và chanh (Ô. Hiệp W.Falls)

29. Nước thân cây chuối tiêu
Mỗi buổi sáng lấy dao chặt ngang cây chuối, khoét bỏ 1 khúc lõi trong thân, dài khoảng 10cm, dùng 1 bao ny lông sạch bịt chỗ mới cắt cho khỏi bụi. Nửa giờ sau, hút nước chỗ lõi cây chuối chảy ra, được độ trên nửa chén. Uống hết 1 lần.

Người mắc bệnh tiểu đường có chữa khỏi không?

Bệnh tiểu đường ngày càng có tỷ lệ mắc bệnh tăng mạnh. Do vậy, điều quan trọng là phải tạo ra nhận thức trong mỗi người dân về các tình trạng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa, trong đó cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng được insulin, một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng. Cơ thể con người phải duy trì nồng độ độ đường trong máu ở một phạm vi rất hẹp, được thực hiện bằng insulin và glucagon.

Có ba loại bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường type 1: Loại bệnh tiểu đường này thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tiểu đường type 1, cơ thể không thể sản xuất insulin. Khi không có Insulin, tế bào sẽ không sử dụng được Glucose, do đó Glucose trong máu sẽ tăng rất cao. Bệnh nhân cần được tiêm insulin để sống.

Bệnh tiểu đường type 2: Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất. Tiểu đường type 2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó. Điều này được gọi là đề kháng insulin. Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu. Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường thai kỳ: Đây là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sanh. Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 sau này.

Tiểu đường là kết quả của lượng đường (glucose) trong máu cao do cơ thể không hấp thụ hết. Mức độ cao của đường trong máu khi lưu thông khắp cơ thể gây thiệt hại cho tất cả các cơ quan lớn, bao gồm cả mắt, tim, thận, hệ thống lưu thông máu (động mạch) và các cơ quan sinh dục của bạn.




benh-tieu-duong-chua-duoc-khong
      Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường có thể chữa được?

Việc kiểm soát bệnh tiểu đường phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân, trách nhiệm của bệnh nhân là phải quan tâm đến chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men. Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học về tiểu đường đã cung cấp những phương pháp tốt hơn để kiểm soát căn bệnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta là phải không được bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường.

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, khoảng 85% số người mắc bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng những bài tập thể dục và cải thiện chế độ ăn uống. Phần lớn bệnh nhân thường mắc bệnh tiểu đường type 2 do béo phì, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và lối sống ít vận động.

Những người có nguy cơ mắc tiểu đường type gồm: những người béo phì, những người có vòng eo lớn, những người có người thân bị tiểu đường và những người trên 40 tuổi.

Theo các chuyên gia, bạn hãy hiểu rằng tập luyện chỉ có thể giúp bạn kiểm soát được căn bệnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát căn bệnh này có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của tiểu đường. Điều này cũng gần giống như việc chữa khỏi triệt để được căn bệnh mà bất kỳ ai cũng có thể làm. Nếu như bạn đang bị bệnh tiểu đường, bạn nên bắt đầu tạo một thói quen tập luyện vào trong cuộc sống của mình càng sớm càng tốt. Hãy bắt đầu bằng cách xác định bài tập nào là hợp nhất với bạn cũng như thỏa mãn được mục đích của bạn một cách an toàn nhất có thể. Đảm bảo rằng tham khảo ý kiến chuyên gia bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào. Đồng thời, việc kiểm tra nồng độ đường huyết trước và sau khi tập luyện là một điều bắt buộc. Bạn cần phải tự tìm cách làm thế nào để xác định thời điểm an toàn nhất cho bạn để tập luyện và thời điểm nào là không nên để tránh gặp nguy hiểm.

Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường có hiệu quả với một chế độ ăn uống tốt. Nên ăn thực phẩm có chứa tinh bột (như bánh mì, ngũ cốc, và các loại rau củ quả có chứa nhiều tinh bột như khoai tây, hạt đậu). Các chất xơ tự hoà tan được cũng đem lại hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm đáng kể hàm lượng đường trong cơ thể. Chất xơ có chủ yếu trong trái cây và rau xanh hoặc các loại hạt…Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt và thực phẩm có đường.

Đồng thời, bạn phải thay đổi thói quen ăn uống với việc ăn thường xuyên các bữa nhỏ. Điều này có nghĩa rằng lượng đường trong máu sẽ gia tăng rất ít sau khi ăn bữa ăn nhỏ thay vì tăng lên thực sự lớn trong máu nếu bạn chỉ tập trung ăn một hoặc hai bữa ăn một ngày. Vì vậy, nên ăn nhiều các loại rau tươi và hoa quả và giảm các loại thực phẩm nhiều chất béo giảm.

Tránh ăn quá nhiều dầu và hãy thử sử dụng dầu ô liu. Những người đã bị tiểu đường nên thực hiện theo chế độ ăn uống lành mạnh còn có thể ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường.

Chữa khỏi bệnh tiểu đường là mong đợi của nhiều người mắc bệnh. Các bệnh nhân khi bị tiểu đường luôn luôn có những lo lắng, thậm chí suy nghĩ tiêu cực càng làm cho bệnh lý trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh tiểu đường

- Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
khat-nuoc-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong
Khát nước triệu chứng của bệnh tiểu đường
- Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
- Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
- Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
- Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
- Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
- Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.